Chống sạt lở đất và lũ quét ở Miền Trung và Miền Núi phía Bắc, Vùng Trung Du Tây Nguyên Việt Nam chưa bao giờ là một đề tài cũ. Nó luôn luôn nóng lên trong mỗi mùa mưa lũ. Bởi những thiệt hại về con người và tài sản mà chúng gây ra không những mất mát đau thương. Nó còn mang lại những hậu quả của thảm họa môi trường sinh thái trong hàng trăm năm. Vậy nguyên nhân sạt lở đất là đến từ đâu?
Nguyên nhân sạt lở đất đến từ đâu?
Hầu hết mọi vụ sạt lở đất đều có nguyên nhân. Thông thường nhất là tác động của ngoại lực gây nên. Sức bền vật liệu liên kết với nhau trên mái dốc, trên đỉnh đồi bị phá vỡ do tác động của ngoại lực. Thường là tác động của trọng lực. Những vụ sạt lở đất thông thường nhất là do mưa lớn. Nước làm phân rả tạm thời các mối liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật. Hoặc nước ngầm, tuyết tan và động đất.
HIện nay đa số các vụ sạt lở đất là do con người khai thác rừng quá mức. Xây dựng các công trình dân sinh dưới chân núi. Hoặc chặn dòng chảy làm thủy điện. Biến đổi khí hậu toàn cầu, bởi sự ấm lên, mực nước biển dâng. Băng tan ở Nam cực. Tất cả những hiện tượng trên góp phần vào những cơn bão nhiệt đới dữ dội hơn.
Lượng mưa cực đoan ở những vùng nhiệt đới, Nhất là ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Với đặc trưng là khí hậu nóng ở vùng Biển phía Đông, dãy trường Sơn phía Tây. Miền Trung Việt Nam là một nơi mà hứng chịu hầu hết các cơn bão nhiệt đới hình thành tận ngoài khơi biển Philipin Thái Bình Dương. Vùng trũng ngiêng về phía đông, những cơn mưa với lưu lượng lớn. Làm cho vùng này luôn gây ngập lụt ở phía hạ lưu và lũ quét, sạt lở đất ở vùng trung du và núi cao.
Những nguyên nhân sạt lở đất
Địa chất
Đây là đặc tính chính của vật liệu đất đá, nơi tạo nên địa tầng của hiện trạng như đồi núi, sườn dốc. Nơi mà đất hoặc đá có thể yếu đi hoặc bị đứt gãy do các tác động của thời tiết gây nên. Các địa tầng được cấu tạo bởi các tính chất của đất đá khác nhau, và do đó chúng có từng độ cứng, sức bền của mỗi lớp khác nhau.
Hình thái
Sạt lở đất cũng liên quan đến Hình thái. Nơi chúng liên quan đến cấu trúc đất đá quyết định nên địa tầng của hiện trạng. Ví dụ như: Thảm thực vật vật bị mất đi do cháy rừng hoặc hạn hán, chặt phá rừng lấy đất canh tác, khai thác rừng bừa bãi, tạo nên đồi trọc. Nơi đó quyết định hình thái của hiện trạng của địa tầng. Nếu tác động nhiều do mưa sẽ dễ bị lở đất hơn.
Thảm thực vật đặc trưng nhất là Rừng nguyên sinh. Những cây cổ thụ lớn có thể bám rể rất nhiều lớp, từng tầng riêng biệt nhau giữ đất tốt hơn trong những trường hợp biến động của thời tiết như mưa dữ dội. Hoặc giữ vững những địa tầng khi bị động đất cấp độ nhỏ.
Hoạt động của con người
Hoạt động của con người chủ yếu là do phá rừng phát triển nông nghiệp. Xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng bên trên triền núi, triền dốc. Các công trình tưới tiêu cấp nước, tạo rảnh cho kênh mương… Làm suy yếu cấu trúc dưới chân của triền dốc.
Các loại sụt lở đất
Có nhiều cách để mô tả một vụ sạt lở đất. Nhưng nó xảy ra thường xuyên và phổ biến nhất thì chỉ có 2 loại sau đây.
Trượt đất – Thuật ngữ thông thường của Việt Nam mình gọi là hiện tượng “đất chuồi”. Nhưng trong tiếng Việt gột tả được là “Sụt” nghĩa là một hố sụt hoặc một mảng đất sập xuống. Còn “lở đất” nghĩa là một mãng đất từ trên cao rơi xuống tự do dưới triền dốc. Có những vụ sạt lở bằng những cú lật của những tảng đá lớn, hoặc là sự “lăn vòng” của khối đá. Trượt đất thường xảy ra với cường độ chậm hơn lở đất. Một mãng địa tầng được tách rời khỏi triền dốc lao xuống rất nhanh thì gọi là lở đất.
Sự Lan truyền – Đây là một hình thái mà ở Việt Nam gọi là lũ bùn. Nó hỗn hợp bởi nhiều vật liệu đất đá, rễ cây, thân cây tạo thành một dòng chảy lan truyền rất nhanh. Những tác động này thường kết hợp với mưa lớn làm suy yếu địa tầng của triền dốc trên cao. Thường những hình thái này kết hợp với mưa lớn và xảy ra ờ vùng núi trung du.
Thông qua những nội dung trên, hi vọng bạn đọc đã biết được nguyên nhân sạt lở đất đến từ đâu. Hãy đón xem những kiến thức thú vị tại trang web của chúng tôi nhé.