Home Dịch bệnh Nguyên nhân của bệnh Sởi và cách phân biệt bệnh tương tự

Nguyên nhân của bệnh Sởi và cách phân biệt bệnh tương tự

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm rất phổ biến trên thế giới trong nhiều năm qua. Theo ước tính, mỗi năm có khoảng 20 triệu người mắc bệnh sởi ở mọi quốc gia. Tuy tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhưng người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc phải, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân của bệnh Sởi là gì?

Bệnh sởi là gì?

Virus sởi là loại virus ARN thuộc họ Morbillillin, nằm trong họ Paramyxoviridae. Nó chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người.

Có thể bạn muốn xem thêm:

Sởi là một loại bệnh lý có tính lây nhiễm cao nếu người bệnh nuốt hoặc hít phải dịch tiết đường hô hấp từ người bị nhiễm khi họ hắt hơi, ho. Mức độ lây lan sởi rất nhanh nên dễ bùng phát thành dịch, gây nguy hiểm cho cộng đồng. Tổ chức Liên Hiệp Quốc UNICEF cho rằng cho rằng, sởi là bệnh truyền nhiễm cao hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm.

Theo số liệu thống kê công bố vào tháng 12/2019, trên thế giới có hơn 140.000 người chết vì bệnh sởi. Hầu hết các trường hợp tử vong là trẻ dưới 5 tuổi và chưa được tiêm vắc-xin.

Nguyên nhân của bệnh Sởi

Nguyên nhân của bệnh Sởi
Sởi là một căn bệnh nguy hiểm.

Như đã đề cập bên trên, sởi gây ra bởi virus Paramyxovirus, thế nhưng quá trình lây truyền mới là điều đáng lo ngại của bệnh này.

Con đường lây bệnh chủ yếu của bệnh sởi là:

  • Đường hô hấp: tiếp xúc với các giọt hô hấp (nước mũi, nước bọt) của người bệnh bay trong không khí khi nói chuyện, hắt hơi, ho…
  • Tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết của người bệnh.
  • Tiếp xúc với đồ vật có tồn tại virus sởi từ người bệnh.

Thông thường, virus sởi lây nhiễm qua đường hô hấp trước tiên và dần lan sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua dòng máu. Virus sống trong chất nhầy của mũi và cổ họng của một người nhiễm bệnh trong 4 ngày trước khi phát ban và tiếp tục phát triển trong khoảng 4 đến 5 ngày sau đó. Cần lưu ý rằng đây là thời điểm virus dễ lây nhất nên những ai chăm sóc người bệnh cần thật sự cẩn thận.

Phân biệt sởi và một số bệnh phổ biến khác

Phân biệt bệnh sởi và rubella

Phân biệt bệnh sởi và rubella
Bệnh sởi và rubella

Nguyên nhân của bệnh sởi và bệnh rubella là khác nhau. Nhưng một tình trạng thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh sởi ở người lớn cũng hay xuất hiện ở trẻ em, chính là sốt phát ban (do virus gây bệnh đường hô hấp hoặc virus rubella gây nên, lành tính và không nguy hiểm). Đây là hai căn bệnh khác nhau nhưng lại có một số biểu hiện khá tương đồng nên dễ gây nhầm lẫn.

Dù vậy, bạn vẫn có thể phân biệt sốt phát ban và sởi nếu để ý kỹ:

Khi sốt phát ban thông thường, sau khi giảm sốt, trẻ sẽ phát ban, nhức đầu và sưng hạch kéo dài khoảng 1–7 ngày. Nốt ban màu hồng mịn, xuất hiện ở mặt rồi nhanh chóng lan xuống thân, cánh tay, chân trước khi biến mất. Ban tồn tại từ 1–5 ngày. Ban biến mất thường không để lại dấu vết trên bề mặt da.

Phát ban dạng sởi thì thường xuất hiện theo thứ tự: ở sau tai, lan ra mặt, xuống ngực, bụng rồi có ở toàn thân. Các nốt ban này gồ lên trên bề mặt da, gọi là ban dạng sần. Sau khi biến mất, trên da sẽ còn những vết thâm, được gọi là “vằn da hổ”. Đặc biệt, trẻ bị sởi hay có 1 trong 3 triệu chứng đặc trưng kèm theo, gồm chảy nước mũi, ho và đỏ mắt.

Phân biệt bệnh sởi và rôm sảy

Phân biệt bệnh sởi và rôm sảy
Nguyên nhân của bệnh sởi và cách phân biệt.

Có thể bạn quan tâm:

Ở giai đoạn đầu, cả 2 bệnh đều khó phân biệt nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Bệnh chỉ bắt đầu có điểm khác biệt rõ rệt ở giai đoạn phát ban”

Rôm sảy: nốt ban là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Sởi: Trẻ sốt nhẹ, bị ho khan không đờm. Ban xuất hiện theo thứ tự: lúc đầu từ ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đồng thời, vết ban còn gồ lên da mặt và để lại thâm.

Phân biệt bệnh sởi và dị ứng

Tương tự rôm sảy, ban do dị ứng cũng mọc toàn thân không theo thứ tự và rất ngứa. Việc nổi ban do dị ứng có thể do yếu tố thời tiết, dị ứng thức ăn, dùng thuốc…

Điều khiến cho bệnh sởi trở nên nguy hiểm là do tính chất phổ biến và trong một số trường hợp có thể tự hết mà không cần sự can thiệp của y tế dẫn đến rất nhiều người tỏ ra rất chủ quan. Do đó khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sởi, bên cạnh quan sát, bạn cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã ý thức được nguyên nhân của bệnh sởi và tầm quan trọng của việc tiêm phòng vắc-xin đầy đủ.

Tổng hợp: thiennhien4mua.net

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT