Home Blog Bệnh phong: Dấu hiệu và các mức độ nguy hiểm của bệnh

Bệnh phong: Dấu hiệu và các mức độ nguy hiểm của bệnh

Bệnh phong được nhiều người biết đến là bệnh truyền nhiễm vô cùng đáng sợ. Tính nghiêm trọng của bệnh lý này không phải là tỷ lệ tử vong cao mà bởi những những tổn thương mà chúng mang đến cho cơ thể khiến người bệnh phải chịu sự xa lánh và thậm chí là tàn phế đến cuối cuộc đời.

Đôi nét khái quát về bệnh phong

Bệnh phong hay có tên khoa học là Hansen – là một căn bệnh truyền nhiễm mãn tính được gây nên bởi vi khuẩn Mycobacterium Leprae. Căn bệnh này thường gây ảnh hưởng đến da, niêm mạc cùng hệ thống dây thần kinh ngoại biên nhưng cũng có thể gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cho đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định chính xác được cơ chế lây nhiễm của căn bệnh này. Tuy nhiên dựa trên thực tế cho thấy rằng bệnh phong có thể lây qua đường hô hấp cũng như là tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó bệnh này cũng có thể lây nhiễm qua trung gian (côn trùng). Theo CDC thì các ca nhiễm bệnh này thường tập trung nhiều tại những quốc gia vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới.

Tính nghiêm trọng của bệnh phong chính là những tổn thương mà chúng mang đến cho cơ thể. Cụ thể là căn bệnh này có thể khiến cho cơ thể bị biến dạng thậm chí là tàn tật đến hết đời. Ngoài ra chúng cũng gây nên rất nhiều biến chứng khi không được điều trị kịp thời như:

  • Rụng lông (lông mi, lông mày) và rụng tóc;
  • Làm chảy máu cam, xẹp vách ngăn mũi và gây nghẹt mũi mãn tính;
  • Gây nên nhiều bệnh về mắt như: tăng nhãn áp, viêm mống mắt và thậm chí là mù lòa;
  • Làm giảm khả năng sinh lý, suy thận,…

Đôi nét khái quát về bệnh phong
Đôi nét khái quát về bệnh phong

Nắm bắt biểu hiện, dấu hiệu của bệnh phong

Đối với những người mắc bệnh phong thì họ hoàn toàn có thể nhận biết được bởi các biểu hiện lâm sàng rõ ràng và có thể quan sát bằng mắt thường. Trong đó một số triệu chứng phổ biến của căn bệnh đáng sợ này phải nói đến như:

  • Da bị tổn thương tại một hoặc một vài chỗ trên cơ thể và có thể dễ dàng nhận thấy những nốt sần, vết mẩn đỏ hoặc hồng;
  • Mất cảm giác da và yếu cơ do dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương;
  • Cảm giác tê bì ở tay và chân,
  • Tại những vùng da bằng phẳng có thể xuất hiện các đốm không đều màu,…

Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh phong
Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh phong

Các mức độ khi bị nhiễm bệnh phong

Trong quá trình phân tích và nghiên cứu lâm sàng về căn bệnh này trên hệ thống Ridley Jopling. Các chuyên gia đã chia bệnh phong thành 5 cấp độ khác nhau dựa trên mức độ tổn thương mà chúng mang đến cho cơ thể của người bị bệnh. Cụ thể như sau:

  • Cấp độ 1: Trên da bắt đầu xuất hiện những mảng màu, đốm màu lạ nhưng phẳng và cảm thấy tê tay chân ở mức độ nhẹ.
  • Cấp độ 2: Các biểu hiện cũng giống như ở cấp độ 1 nhưng lan rộng ra nhiều vùng cơ thể hơn.
  • Cấp độ 3: Trên da bắt đầu xuất hiện những mảng hồng, đỏ đồng thời tay chân bị tê nhiều hơn và bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hạch bạch huyết bị sưng.
  • Cấp độ 4: Lúc này tình trạng tổn thương của da đã trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh những vùng da phẳng không đều màu thì bắt đầu xuất hiện những nổi sần, mẩn da gà. Cùng với đó thì chân tay cũng bị tê bì nhiều hơn.
  • Cấp độ 5: Da đã bị tổn thương nghiêm trọng và bắt đầu xuất hiện các hiện tượng nhiễm trùng cùng với việc lông, tóc bị rụng nhiều. Đồng thời dây thần kinh ngoại biên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tay chân bị tê yếu và thậm chí là mất cảm giác.

Tuy nhiên theo tổ chức WHO thì lại phân chia tình trạng bệnh thành 2 nhóm là: nhóm ít vi khuẩn và nhóm nhiều vi khuẩn.

Các mức độ khi bị nhiễm bệnh phong
Các mức độ khi bị nhiễm bệnh phong

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh phong

Là một căn bệnh đáng sợ gây nên nhiều tổn thương, biến dạng cơ thể cũng như là biến chứng nguy hiểm như vậy thì điều trị  bệnh phong như thế nào? Ban đầu các bác sĩ sẽ thăm khám tình trạng thực tế, chẩn đoán xem đó có phải là bị phong hay không. Sau đó căn cứ vào tình trạng thực tế để đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.

Cách thức chẩn đoán 

Thông thường việc chẩn đoán cho căn bệnh truyền nhiễm này sẽ được dựa trên các biểu hiện lâm sáng của người bệnh. Và để đảm bảo chính xác hơn thì các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số biện pháp xét nghiệm sinh thiết và đơn giản nhất là lấy một mảnh da của người nghi nhiễm để làm xét nghiệm chuyên sâu.

Bên cạnh đó thì phương pháp Ziehl Neelsen cũng được sử dụng để tìm trực khuẩn phong một cách hiệu quả. Ngoài ra cũng có thể tiến hành xác định căn bệnh này bằng biện pháp cho một lượng nhỏ vi khuẩn Mycobacterium Leprae bị bất hoạt vào phần da ở cẳng tay. Phương thức này có thể xác định được bệnh ngay cả khi ở cấp độ nhẹ là mức độ 1 và 2.

Phương pháp điều trị bệnh phong

Từ những năm 1995, tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành áp dụng biện pháp “đa trị liệu” trong quá trình chữa trị bệnh phong cho tất cả những bệnh nhân tại mọi quốc gia. Trong đó các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại kháng sinh để giúp tiêu diệt các vi khuẩn Mycobacterium Leprae trong quá trình điều trị bệnh như là: kháng sinh Aczone, Rifadin, kháng sinh Lamprene, Minocin hay kháng sinh Ocuflox.

Ngoài ra trong quá trình điều trị, căn cứ vào tình trạng thực tế mà bệnh nhân sẽ được kê thêm một số loại thuốc có tác dụng chống viêm như: Thalidomide, Aspirin hoặc là Prednison,… Thời gian điều trị bệnh phong cũng không cố định, chúng có thể kéo dài trong nhiều tháng và thậm chí có thể là nhiều năm.

Phương pháp chăm sóc cho những người bệnh

Đối với những người khi đã bị nhiễm bệnh phong thì có thể thấy được rằng sức khỏe của họ đã bị suy giảm đi rất nhiều và yếu đi trông thấy.  Từ đó thấy được việc chăm sóc, bồi bổ sức khỏe là điều cần thiết nhất lúc này. Người bệnh cần phải xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ và lành mạnh. Việc ăn uống cũng cần đảm bảo khoa học, nên bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng hơn cho cơ thể.

Ngoài ra đối với những người bị phong thì bên cạnh những ảnh hưởng về sức khỏe thì còn bị tổn thương rất nhiều về tinh thần. Cụ thể là sự xa lánh, kỳ thị của mọi người đã gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý khiến họ cảm thấy buồn bã và tự ti. Điều này ít nhiều cũng sẽ tác động không tốt đến quá trình điều trị. Vì vậy khi chăm sóc người bệnh chúng ta nên an ủi và chia sẻ với họ nhiều hơn.

Tìm hiểu cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phong
Tìm hiểu cách chuẩn đoán và điều trị bệnh phong

Những biện pháp phòng chống bệnh

Có thể thấy rằng tuy bệnh phong là một bệnh truyền nhiễm mãn tính nhưng lại không phải là bệnh lý có thể lây lan nhanh chóng. Nhưng dù vậy để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình thì mọi người cũng cần phải có những biện pháp phòng tránh phù hợp. Hiện nay vẫn chưa có vacxin chính thức hay phương pháp phòng chống cụ thể nên để tránh bị nhiễm bệnh thì mọi người cần lưu ý:

  • Luôn giữ gìn môi trường sống xung quanh gọn gàng, sạch sẽ;
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch chuyên dụng;
  • Có một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng như: vitamin C, lợi khuẩn,…
  • Sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập thể dục để tăng sức đề kháng;
  • Ngay khi nhận thấy biểu hiện của bệnh phong thì cần đến thăm khám ngay để được điều trị sớm nhất,…

Nội dung các biện pháp phòng chống bệnh phong
Nội dung các biện pháp phòng chống bệnh phong

Kết luận

Trong nội dung chia sẻ trên đây đã giúp mọi người có được một góc nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về bệnh phong – căn bệnh đáng sợ của thế kỷ. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc bảo vệ cũng như là chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT