Home Dịch bệnh Bệnh lao: Tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết từ A...

Bệnh lao: Tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết từ A – Z

Bệnh lao chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã từng biết đến hoặc nghe đến. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm với khả năng lây nhiễm cực cao và nguy cơ tử vong cực lớn nếu không được điều trị kịp thời.

Tìm hiểu cơ bản về bệnh lao

Bệnh lao hay có tên tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis  là một căn bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra và người bình thường chỉ cần vô tình hít phải vi khuẩn này sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Đặc biệt là khi bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao thì chúng không chỉ tấn công vào phổi của mỗi người. Mà còn có thể thông qua hạch bạch huyết hay đường máu đến các bộ phận khác trong cơ thể như: cột sống, thận và não để gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy những người nhiễm bệnh nếu không điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến tử vong.

Theo thống kê của tổ chức WHO thì mỗi ngày hiện đang có 28.000 người nhiễm bệnh và có đến hơn 4.100 người tử vong. Hiện nay Việt Nam cũng đang thuộc danh sách 30 quốc gia có nguy cơ mắc bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới với hơn 172.000 người nhiễm bệnh cùng hơn 10.400 ca tử vong (theo số liệu của WHO 2020).

Thông tin nội dung cơ bản về bệnh lao
Thông tin nội dung cơ bản về bệnh lao

Các tình trạng bệnh lao

Trên thực tế không phải ai nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis thì đều sẽ bị mắc bệnh lao. Cụ thể là có 2 tình trạng có thể xảy liên quan đến vi khuẩn này là:

Nhiễm lao tiềm ẩn: là tình trạng mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhưng không khiến cho người nhiễm mắc bệnh. Hiểu đơn giản hơn là các trường hợp vô tình hít phải Mycobacterium Tuberculosis trong không khí nhưng cơ thể đã sinh ra các phản ứng chống lại để chúng không phát triển. Đối với tình trạng này sẽ không có biểu hiệu nào bất thường đồng thời sẽ không thể phát tán vi khuẩn.

Bệnh lao: là khi vi khuẩn MTB đã phát triển, sinh sôi và lây lan nhanh chóng tạo thành bệnh. Lúc này cơ thể đã xuất hiện các triệu chứng và có thể lây lan vi khuẩn từ người sang người. Vì vậy bộ Y tế luôn khuyến cáo cần phải phát hiện và điều trị ngay từ khi tiềm ẩn để tránh lây lan.

Các tình trạng bệnh lao
Các tình trạng bệnh lao

Nguyên nhân và trường hợp tăng nguy cơ bị lao

Trên thực tế nguyên nhân chính gây ra căn bệnh truyền nhiễm này chính là do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis – vi khuẩn hiếu khí MTB. Theo thống kê cho thấy cứ 10 người bị nhiễm MTB thì sẽ có 1 người phát triển thành bệnh lao. Bởi các vi khuẩn sẽ không hoạt động ngay mà chờ đến khi hệ thống miễn dịch suy yếu mới phát triển.

Ngoài ra bệnh lao có thể lây nhiễm từ người qua người thông qua những con đường sau: lây qua đường hô hấp, lây khi cọ xát trực tiếp với người bệnh, lây qua việc sinh hoạt chung. Ngoài ra căn bệnh này cũng lây qua đường tình dục và có thể lây lan từ mẹ sang con. Cùng với đó thì các yếu tố sẽ làm tăng cao nguy cơ phát triển thành bệnh phải kể đến như:

Khi mắc bệnh hay sử dụng thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch

Như đã nhắc đến ở trên thì khi hệ miễn dịch đã không thể ức chế được vi khuẩn MTB thì chúng sẽ phát triển thành bệnh. Theo đó những người thuộc những trường hợp sau sẽ có nguy cơ bị lao cao hơn so với những người khác:

  • Người bị nhiễm HIV/AIDS; người bị suy dinh dưỡng;
  • Người mắc bệnh về thận hay bị tiểu đường;
  • Người mắc bệnh ung thư hay đang điều trị bệnh ung thư, thực hiện hóa trị;
  • Người đang sử dụng các loại thuốc có khả năng ức chế miễn dịch như Corticoid hay các loại thuốc điều trị bệnh vẩy nến,  viêm khớp dạng thấp hay Crohn;…

Bị mắc bệnh lao do môi trường sinh hoạt

Những người đang sống, làm việc hay đơn giản là đi du lịch tại những nơi có tỷ lệ mắc bệnh lao cao thì đều có nguy cơ cao bị lây nhiễm căn bệnh này. Chi tiết như:

  • Đi du lịch tại những nước nghèo đói hay các khu vực có tỷ lệ bị lao cao như: các nước Châu Phi, đảo Caribbean,…
  • Sống cùng với những người bị bệnh lao do trong gia đình có người bị nhiễm bệnh.
  • Sống ở những khu tạm trú công cộng, nhà tù, viện dưỡng lão, viện tâm thần,… vì đây là những nơi đông người và có sự thông gió rất kém.
  • Làm việc tại những nơi khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe như: bệnh viện, phòng khám, trạm y tế vì mỗi ngày đều phải tiếp xúc với các người bệnh.

Do việc lạm dụng thuốc lá, chất kích thích

Đối với những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, ma túy hay là lạm dụng thuốc lá đều sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch cũng như là gây hại cho phổi. Từ đó làm tăng khả năng phát triển từ tình trạng tiềm ẩn thành bệnh lao đồng thời gia tăng nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân và các tình huống làm tăng nguy cơ bị lao
Nguyên nhân và các tình huống làm tăng nguy cơ bị lao

Tổng hợp biểu hiện thường gặp khi bị bệnh lao

Trong trường hợp nhiễm lao tiềm ẩn thì cơ thể người bệnh hoàn toàn không có biểu hiện bất thường nào. Nhưng sau khi đã phát triển thành bệnh thì cơ thể sẽ có những triệu chứng rõ rệt như:

  • Ho liên tục, dai dẳng lâu ngày và kéo dài hơn 3 tuần;
  • Cảm thấy đau ở phần ngực;
  • Ho ra máu hoặc là ho ra đờm từ sâu trong phổi;
  • Cơ thể luôn mệt mỏi, cảm thấy chán ăn và bị sút cân;
  • Thường xuyên ớn lạnh, bị sốt và đổ mồ hôi ban đêm,…

Những biện pháp giúp chẩn đoán bệnh lao

Trên thực tế tùy thuộc vào từng bộ phận trong cơ thể bị vi khuẩn MTB tấn công mà sẽ có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng trên thì tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm chính xác nhất. Một số biện pháp xét nghiệm chuyên sâu giúp chẩn đoán chính xác bệnh lao như:

  • Xét nghiệm Mantoux hay còn gọi là phương pháp xác định phản ứng lao tố. Đối với cách thức này, người xét nghiệm sẽ được tiêm Tuberculin vào da ở cánh tay. Sau 48 – 72 tiếng căn cứ vào phản ứng thực tế của vùng cứng nhô lên hay phần sưng tấy để có thể đưa ra kết quả.
  • Xét nghiệm IGRA hay còn gọi là xét nghiệm máu là phương pháp xác định phản ứng của hệ miễn dịch trước vi khuẩn MTB với 2 cách thức là T-Spot và QFT-GIT. Phương pháp này ưu tiên cho những người đã tiêm vacxin BCG chống bệnh lao hoặc người có ít thời gian rảnh.
  • Xét nghiệm bằng cách chụp CT hoặc X-quang. Đây là cách thức giúp có thể nhìn nhận rõ ràng nhất về tình trạng của phổi. Người bị nhiễm sẽ có những đốm trắng trong phổi do.
  • Xét nghiệm đờm: sau khi chụp X- quang hay CT có thấy dấu hiệu bị lao thì sẽ lấy chất nhầy do bệnh nhân ho ra (đờm) để là xét nghiệm. Phương pháp này còn có thể xác định được chủng lao kháng thuốc để có phác đồ điều trị phù hợp.

Tổng hợp những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh
Tổng hợp những phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh

Bỏ túi cách phòng tránh bệnh lao hữu hiệu

bệnh lao là một bệnh lý truyền nhiễm rất nguy hiểm nhưng thực tế đây lại không phải là một căn bệnh dễ mắc phải. Mọi người có thể phòng tránh căn bệnh này bằng những biện pháp sau:

  • Tiến hành tiêm vacxin để phòng bệnh;
  • Nên đeo khẩu trang, che kín mũi tại nơi công cộng và trong quá trình tiếp xúc, giao tiếp với người bệnh;
  • Dùng tay che kín miệng, mũi khi ho, hắt hơi;
  • Luôn rửa tay, đặc biệt là trước khi ăn uống và sau khi đã đi vệ sinh xong;
  • Đảm bảo chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học;
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và dọn dẹp gọn gàng nơi sinh hoạt;
  • Không dùng chung những đồ cá nhân với người khác, nhất là với người nhiễm bệnh;
  • Đối với người bị bệnh cần phải tự cách ly bản thân, luôn đeo khẩu trang nhất là khi ho, hắt hơi và cần khạc nhổ đúng quy định và tiêu hủy đúng cách,…

Bỏ túi cách phòng tránh bệnh lao hữu ích
Bỏ túi cách phòng tránh bệnh lao hữu ích

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Trong nội dung bài viết này đã cùng mọi người đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về bệnh lao với các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp xét nghiệm và cách phòng tránh. Mong rằng thông qua những chia sẻ trên sẽ có những thông tin hữu ích cho mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT