Bệnh Sởi đang được xếp trong danh sách những căn bệnh truyền nhiễm nhanh chóng và có nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Sởi hình thành do cơ thể con người bị nhiễm virus và có thể lây người với người qua không khí dễ dàng. Nếu bạn đang tìm hiểu về bệnh này chi tiết mời theo dõi bài viết dưới đây.
Bệnh Sởi là gì?
Bệnh Sởi là loại bệnh dễ gặp, con người mắc phải khi bị xâm nhập bởi virus ARN có chi Morbillillin, trong họ Paramyxoviridae. Virus sởi hình cầu, đường kính siêu nhỏ chỉ 100 – 250nm. Virus tấn công vào vật chủ là con người, có thể lây lan nhanh chóng qua nhiều đường, dễ dàng bùng phát thành dịch.
Nguyên nhân gây ra Sởi
Virus Sởi phát tán trong không khí lây cho người nhanh chóng, gây nhiều triệu chứng nặng nề và biến chứng nguy hiểm. Vì thế nếu mắc bệnh này phải phát hiện sớm, tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị đúng cách kịp thời. Các nguyên nhân chính gây bệnh Sởi là:
- Bị nhiễm virus ARN
- Lây giữa con người với nhau thông qua đường hô hấp.
- Tiếp xúc gần với bệnh nhân Sởi bị ho, hắt hơi, nói chuyện, ăn uống, ngồi cùng trong không gian kín
- Có lây gián tiếp nhưng trường hợp này hiếm gặp hơn.
Theo nghiên cứu cho thấy virus Sởi này có thể sống được trong không khí và bám trên bề mặt được tới 2 giờ. Chúng sẵn sàng tấn công vào cơ thể người tiếp xúc gần hoặc chạm vào chúng và nhân lên với tốc độ siêu nhanh.
Với người chưa tiêm phòng Sởi thì khi tiếp xúc với người đang bị Sởi thì khả năng lây bệnh tới hơn 90%. Siêu vi Sởi rất khỏe và chúng tập trung nhiều ở vùng mũi, cổ họng của người bệnh và dễ dàng di chuyển ra nhiều cơ quan khác nhau, kể cả da người.
Các dấu hiệu nhận biết bị Sởi
Sởi có những dấu hiệu phát bệnh riêng có thể phân biệt rõ ràng với những căn bệnh khác. Chỉ cần theo dõi các triệu chứng là có thể xác định được bệnh này để có những cách điều trị đúng. Dấu hiệu của bệnh Sởi được chia ra 4 giai đoạn chính như sau:
Lúc ủ bệnh: từ 7-14 ngày
Ở thời gian này thì virus xâm nhập rất nhanh vào cơ thể người tiếp xúc với virus Sởi và triệu chứng ban đầu chưa rõ ràng. Người bị nhiễm virus vẫn hoạt động bình thường và chưa thay đổi về thân nhiệt.
Lúc khởi phát bệnh trong 3-4 ngày
Trong thời gian này thì cơ thể người bị bệnh Sởi sẽ xuất hiện một số các triệu chứng bất thường. Lúc này thì người bệnh có thể cảm nhận được cơ thể không khỏe, rất mệt mỏi và kèm theo:
- Sốt cao (trung bình nhiệt độ cơ thể trên 38.5 – 40 độ C)
- Ho khan, ho liên tục
- Sổ mũi
- Mắt đỏ, ngứa mắt kèm chảy nước mắt.
Lúc này để ý trên cơ thể xuất hiện các đốm Koplik nổi là dấu hiệu rõ cho thấy bệnh Sởi đã tới. Hạt này đặc điểm là nhỏ, có màu trắng ngà, có viền đỏ chung quanh, nhiều nhất mọc trong miệng. Trung bình hạt Koplik này sẽ tồn tại trong khoảng 12-24h kể từ khi xuất hiện.
Lúc toàn phát trong 2–5 ngày
Tới giai đoạn này thì các hạt đốm trắng kia đã lặn dần trên da và tới thời kỳ mà phát ban bắt đầu xuất hiện. Phát ban nhận biết là những đốm có màu đỏ, nổi có thể hình tròn hoặc mọc kế tiếp nhau trên diện rộng, dạng sần sùi sờ có thể cảm nhận rõ. Phát ban đỏ khiến cho da trông loang lổ, bất thường, lan nhanh chóng khắp cơ thể.
Khi phục hồi
Sau một thời gian mọc nhiều thì dần dần các nốt phát ban sẽ mờ rồi lặn đi, bong vảy và sau đó nếu không chăm sóc kỹ sẽ để lại nhiều vết thâm. Nếu điều trị đúng cách và sức đề kháng người bệnh khỏe thì sẽ khỏi bệnh Sởi và không có biến chứng. Một số người thì sau khi đỡ bệnh Sởi sẽ còn ho nhẹ 1-2 tuần sau đó.
Cách điều trị Sởi hiện nay
Sởi là một căn bệnh thường gặp, nhất là khi giao mùa và khi xuất hiện hay bị bùng thành dịch nếu kiểm soát không cẩn trọng. Tuy nhiên khi nền y học đã hiện đại thì bây giờ nếu phát hiện sớm việc điều trị bệnh Sởi hoàn toàn không phải lo ngại. Sởi có thể khỏi được hoàn toàn và không để lại di chứng.
Điều trị bệnh Sởi ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng dễ mắc Sởi hơn cả bởi sức đề kháng còn yếu, hay hoạt động và đi trường lớp dễ lây với các bạn. Khi con mắc bệnh thì tốt nhất các phụ huynh nên đưa tới bác sĩ để thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Việc điều trị bệnh Sởi gồm có các công việc sau:
- Khi mắc Sởi bé thường sốt cao có khi lên tới trên 40 độ C phải sử dụng thuốc hạ sốt nhanh chóng, tránh các cơn co giật. Có thể sử dụng paracetamol, histamine, loratadin, diphenhydramin. Nếu kèm theo triệu chứng ho, có đờm thì dùng thêm thuốc ho, long đờm.
- Cho trẻ bị bệnh Sởi ở phòng thoáng mát, đủ ánh sáng, nằm nghỉ ngơi, bớt tiếng ồn ào, ngủ đủ giấc. Phụ huynh vệ sinh không gian sống sạch sẽ, quần áo giặt hàng ngày để không cho virus tồn tại và lây lan thêm cho người khác.
- Nếu trẻ biếng ăn, đau miệng thì nên lựa chọn và chế biến những thực phẩm mềm, lỏng, dễ ăn để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ có sức.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc họng vệ sinh sạch sẽ, có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch hàng ngày.
- Chú ý cho trẻ uống đủ nước, thêm bù điện giải, uống nước hoa quả.
Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, sốt cao liên tục, co giật, li bì thì nên đưa trẻ tới bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất. Các bác sĩ trực tiếp sẽ thăm khám và xử lý kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
Điều trị Sởi ở người lớn
Sởi cũng dễ gặp ở người lớn và có thể bị lây từ trẻ con sang. Và khi điều trị bệnh này thì cũng áp dụng được với cách thức nêu bên trên của trẻ em để giúp giảm triệu chứng, giảm sốt, vệ sinh miệng và cơ thể sạch sẽ.
Bệnh Sởi mắc ở người lớn thì phải phòng những biến chứng như co giật, viêm nhiễm. Nếu sốt cao li bì trên 39.5 thì tốt nhất nên đưa đi bệnh viện để được bác sĩ điều trị tránh nguy hiểm.
Một số phương thức điều trị như hút thông đờm, giảm ho, cấp điện giải bù nước. Cho thở oxy nếu khó thở hoặc phương pháp khác hỗ trợ hô hấp nếu bị suy hô hấp. Sử dụng thuốc bôi để điều trị các nốt phát ban trên cơ thể.
Cách phòng ngừa bệnh Sởi
Bệnh Sởi có tốc độ lây lan nhanh từ người sang người và chúng còn sống lơ lửng được trong không khí. Cho nên phải hết sức đề phòng khi đang có dịch quanh khu vực sống, nơi học tập, làm việc.
Tốt nhất cách ly khỏi nơi có người mắc Sởi, tránh trường hợp còn virus sinh sống, bám trên bề mặt rồi xâm nhập vào cơ thể. Vệ sinh sạch sẽ khu vực có người mắc bệnh Sởi để tiêu diệt chúng trong không gian.
Không tiếp xúc gần với người đã xác định mắc bệnh Sởi bởi vì chỉ cần ở gần là có thể bị lây. Không nên chủ quan tiếp cận gần mầm bệnh khi vốn dĩ tốc độ lây lan bệnh rất mạnh.
Mọi người cần chú ý tuân thủ đi tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch thông báo, theo độ tuổi để phòng ngừa bệnh Sởi. Nhất là trẻ nhỏ với sức đề kháng kém thì càng phải cẩn thận tiêm phòng đủ để ngăn nguy cơ mắc bệnh Sởi dễ dàng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh lao: Tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết từ A – Z
- Biến đổi khí hậu là gì và đã gây ra hậu quả như thế nào?
Lời kết
Bệnh Sởi là căn bệnh thường gặp nhưng nếu bạn biết cách thức phòng tránh thì cũng giảm được rất nhiều khả năng mắc bệnh. Đồng thời bạn nắm rõ được nguyên nhân, dấu hiệu bệnh, cách chữa khỏi thì cũng chủ động hơn trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình mình.