Triệu chứng của bệnh lao như thế nào bạn đã biết chưa? Thực tế, việc nắm được triệu chứng và chẩn đoán bệnh kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Tuy có nhiều phương pháp chẩn đoán nhưng xét nghiệm lao vẫn cho kết quả nhanh và chính xác hơn cả. Dưới đây là những biểu hiện của bệnh lao phổi thường thấy nhất.
Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao phổi (tiếng Anh là Pulmonary Tuberculosis) là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, xảy ra khi vi khuẩn M.Tuberculosis tấn công chủ yếu vào phổi. Bệnh ho lao phổi dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Phương pháp chẫn đoán bệnh lao có những cách như thế nào?
- Phòng tránh bệnh lao hiệu quả bằng những cách nào?
- Nguyên nhân gây ra bệnh lao đến từ những nguồn nào?
Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn này có thể tồn tại từ 3 – 4 tháng. Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn lao có thể được bảo quản trong nhiều năm. Nếu ở dưới ánh nắng mặt trời vi khuẩn này sẽ chết trong vòng 1,5 giờ và sống được 5 phút khi bị chiếu tia cực tím.
Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis là một vi khuẩn ái khí vì vậy vi khuẩn ưa cư trú trong môi trường có nhiều oxy, vì đặc tính này mà vi khuẩn lao thường khu trú ở phổi và số lượng vi khuẩn có nhiều nhất trong các hang lao có phế quản thông.
Các biểu hiện của bệnh lao như thế nào?
Thông thường, các triệu chứng bệnh khiến nhiều người nhầm lẫn với các bệnh viêm đường hô hấp thông thường. Vì thế dễ bỏ sót và không phát hiện bệnh sớm. Người bệnh nên nắm được một số triệu chứng của bệnh lao để đi thăm khám kịp thời.
Ho kéo dài
Ho là triệu chứng cơ bản của nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi, viêm amidan, viêm phế quản,… Tuy nhiên nếu triệu chứng ho kéo dài trên 3 tuần không dứt dù đã sử dụng thuốc kháng sinh thì bạn nên nghĩ đến Bệnh lao phổi.
Ho ra máu
Ngoài ho khan và ho có đờm thì biểu hiện của bệnh lao có thể ho ra máu. Tỷ lệ bệnh nhân bị lao phổi ho ra máu chiếm 60%. Đó là do phổi bị tổn thương gây chảy máu bên trong. Tuy nhiên, ho ra máu cũng xuất hiện ở bệnh nhân bị ung thư phổi, viêm phổi hoặc áp xe phổi giai đoạn nặng. Vì thế để chắc chắn ho ra máu do bệnh gì, bạn nên đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết.
Khạc đờm
Đờm được hình thành khi phổi, phế quản bị viêm nhiễm hoặc tổn thương. Nếu bạn bị khạc đờm kéo dài hơn 3 tuần, mặc dù đã điều trị kháng sinh nhưng không dứt. Đây cũng là triệu chứng khá phổ biến mà người bệnh lao có thể gặp phải.
Khó thở, đau tức ngực
Có thể bạn quan tâm:
- Biến đổi khí hậu là gì và đã gây ra hậu quả như thế nào?
- Gió tây ôn đới là loại gió gì? Xuất phát từ đâu đến?
Đây cũng là triệu chứng dễ thấy của bệnh lao phổi. Đó là do áp suất phổi, phế quản bị tổn thương. Tình trạng này khiến người bệnh khó thở và hô hấp khó khăn. Khó thở thường kèm theo các cơn ho rất khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy các cơn đau diễn biến âm ỉ tại vùng ngực.
Sốt
Sốt là biểu hiện của bệnh lao thường gặp, do hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại với vi khuẩn lao. Tuy nhiên cơn sốt thường không cao và thường xuất hiện vào chiều muộn.
Chán ăn, sút cân, người mệt mỏi
Người bị bệnh lao phổi thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cảm giác chán ăn. Dẫn đến giảm sút về tinh thần và thể lực. Đó cũng là do sự tác động của tình trạng đau tức ngực và các cơn ho. Tuy nhiên nhiều người thường nghĩ rằng đó là do áp lực công việc hoặc do lười ăn.
Như vậy, triệu chứng của bệnh lao phổi khá tương đồng với những bệnh lý thông thường. Điều này dễ gây nên sự nhầm lẫn, chủ quan. Nếu bạn thấy mình có các biểu hiện như trên mà không phải do bệnh ung thư, HIV, thiếu dinh dưỡng,… thì nên đi khám bệnh lao phổi.
Khi thấy các biểu hiện của bệnh lao mà mình đã đề cập ở phía trên, nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chỉ định các xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả chẩn đoán cho thấy thực sự mắc lao phổi cũng không nên quá lo lắng, bởi đây là bệnh có thuốc chữa và có thể chữa khỏi nếu thuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
Tổng hợp: thiennhien4mua.net