Bệnh đậu mùa là bệnh do virus gây ra với đặc điểm nhận dạng là các bóng nước đầy mủ. Đây là bệnh có tính lây truyền cao, gây mất thẩm mỹ và có nguy cơ đe dọa tính mạng. Bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ vào đầu thập niên 80, nhưng không ngoài khả năng bệnh có thể quay trở lại. Vậy cách chữa bệnh đậu mùa nhanh nhất là gì?
Cách chữa bệnh đậu mùa nhanh nhất
Hiện nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa tìm ra được cách chữa bệnh đậu mùa đặc hiệu. Do đó, cách chữa bệnh nhanh nhất là tập trung chủ yếu vào việc làm thuyên giảm các dấu hiệu của bệnh đậu mùa, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro mất nước. Khi tình trạng nhiễm trùng đậu mùa phát triển nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải điều trị bằng thuốc kháng virus. Các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu thêm các loại thuốc kháng virus đặc hiệu để chữa bệnh đậu mùa, trong đó hoạt chất Cidofovir hiện đang được đánh giá cao về triển vọng mang lại hiệu quả đối với virus gây bệnh đậu mùa.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bệnh đậu mùa lây qua đường nào? Cách phòng tránh bệnh
- Phân biệt bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu như thế nào?
- Triệu chứng của bệnh đậu mùa mà mọi người cần biết
Người bệnh khi nhiễm virus đậu mùa cần đến cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ thăm khám để tìm ra phương pháp điều trị. Cách chữa bệnh đậu mùa là dùng thuốc sát khuẩn nhẹ ở mắt, mũi, họng cho bệnh nhân, đặc biệt chú ý trong thời kỳ khởi phát và phát ban. Có thể sử dụng kháng sinh thích hợp chống bội nhiễm và các thuốc điều trị các triệu chứng, thuốc bổ trợ cho bệnh nhân. Để đảm bảo bệnh tình được thuyên giảm tốt và an toàn trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
Bệnh nhân nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu vải mềm mịn và dễ thấm hút mồ hôi, tránh làm vỡ các nốt mụn nước, tránh ra gió;
Không gãi hay chạm vào các nốt mụn nước, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, dùng nước ấm để tắm thật nhẹ nhàng, không tắm bằng nước quá lạnh hoặc nước quá nóng;
Cách ly nghiêm ngặt đường hô hấp của bệnh nhân trong thời kỳ khởi phát và suốt thời kỳ phát ban, khoảng 3 tuần;
Khi mụn nước vỡ ra, sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên, không dùng thuốc mỡ Tetaxilin, Penixilin hay thuốc đỏ, không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai.
Người tiếp xúc với bệnh nhân phải được giám sát chặt chẽ và theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nếu nhiệt độ tăng phải được cách ly ngay.
Ngoài ra, việc tiêm vắc xin trong vòng 3−4 ngày kể từ khi tiếp xúc với virus đậu mùa có thể ngăn chặn bệnh phát triển hoặc giúp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Khả năng tồn tại của vi rút đậu mùa
Để cách chữa bệnh đậu mùa hiệu quả các bạn cần tìm hiểu thêm về thời gian tồn tại và khả năng phát tán của bệnh. Vi rút đậu mùa là vi rút có sức đề kháng rất cao, ở vảy mụn khô và ở nhiệt độ phòng, vi rút sống được nhiều tháng, nhưng lại rất dễ bị bất hoạt bởi các chất diệt khuẩn, nhiệt độ trên 55 độ C và tia tử ngoại. Vi rút đậu mùa có thể tồn tại lâu dài trong điều kiện đông khô hoặc khi được bảo quản trong glycerin. Trên thực tế lâm sàng, ổ chứa vi rút đậu mùa duy nhất là ở bệnh nhân nhiễm bệnh.
Bệnh đậu mùa sẽ ủ bệnh từ 7 – 19 ngày, thường từ 10 – 14 ngày bệnh sẽ bắt đầu và từ 2 – 4 ngày sau đó sẽ phát ban. Bệnh đậu mùa lây từ lúc xuất hiện tổn thương sớm nhất đến khi tổn thương sắp khỏi, thời gian khoảng 3 tuần. Tuy nhiên khả năng lây nhiều nhất vào tuần đầu của bệnh.
Vi rút đậu mùa lây truyền qua đường hô hấp thông qua những giọt nước bọt hoặc tiêm chích trên da nhiễm Variola virus, đôi khi vi rút còn vào cơ thể gây bệnh qua kết mạc mắt hoặc rau thai.
Phòng ngừa bệnh đậu mùa
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh Sởi – Phải làm sao để phòng tránh và điều trị tốt?
- Bệnh lao: Tổng hợp đầy đủ thông tin chi tiết từ A – Z
Cách chữa bệnh đậu mùa tốt nhất đó là phòng bệnh. Bởi bệnh đậu mùa có tốc độ lây lan khá nhanh, nhiễm bệnh với triệu chứng nặng, có nguy cơ tử vong. Nhiều trường hợp dù khỏi bệnh nhưng cơ thể, gương mặt xuất hiện chi chít các vết sẹo tròn, sâu, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Hơn nữa, virus gây bệnh đậu mùa tồn tại đến vài tháng ở môi trường bên ngoài, chỉ cần tiếp xúc với áo quần có virus cũng khiến con người dễ mắc bệnh.
Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để có hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp người bệnh giảm được nguy cơ mắc bệnh đậu mùa.
Khi tiếp xúc không an toàn (không mang khẩu trang, găng tay) với nguồn bệnh, người bệnh nên tiêm vắc xin trong vòng 3 – 4 ngày để giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hoặc ngăn chặn bệnh lây lan, hạn chế diễn tiến xấu của bệnh đậu mùa. Đồng thời, người bênh nên tự cách ly ở phòng riêng để tránh lây lan dịch bệnh và báo với cơ sở y tế địa phương.
Trên đây là những thông tin về cách chữa bệnh đậu mùa hiệu quả. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình chữa bệnh nhé.
Tổng hợp: thiennhien4mua.net