Home Cây cảnh Cây cọ: Đặc điểm, phân loại và những công dụng nổi bật

Cây cọ: Đặc điểm, phân loại và những công dụng nổi bật

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe về cây cọ và bắt gặp ở đâu đó trong cuộc sống. Hiện nay người ta trồng rất nhiều cọ cảnh để trang trí và làm đẹp cho không gian sống và làm việc. Bởi hình dáng đẹp, phù hợp với nhiều quang cảnh và mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp nên ngày càng được ưa chuộng hơn.

Cây cọ là loại cây gì?

Cây cọ là loại cây thuộc họ nhà cau, cây mọc theo dạng khóm hoặc chiết thành các cây riêng lẻ trồng trong vườn nhà để trang trí. Cọ có hình dáng khá đẹp với các tán lá xoay vòng tròn xoe với hình răng cưa thanh mảnh. Cây mang lại nhiều lợi ích cuộc sống và phong thủy.

Cây cọ có thể sống với tuổi thọ lên đến 25 năm, các loại cọ thường sẽ có kích thước lớn và tán cây rộng. Ngày nay cọ thường được trồng ở sân viên và công viên để làm cảnh và lấy bóng mát. Không gian sẽ trở nên thoáng mát, tươi xanh và sang trọng hơn khi xuất hiện cây trong sân vườn.

Cây cọ thuộc họ nhà cau với hình dáng đẹp cùng tán lá tròn bắt mắt
Cây cọ thuộc họ nhà cau với hình dáng đẹp cùng tán lá tròn bắt mắt

Đặc điểm của cọ

Tên khoa học của cây cọ là Arecaceae thuộc họ cau, nguồn gốc từ Nhật Bản và đã được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu về trước. Cọ có nhiều loại với các kích thước khác nhau, nếu trồng trong nhà hoặc văn phòng thường là dáng nhỏ nhắn. Đối với những cọ có kích thước to rất thích hợp để làm công trình, một điểm đặc biệt là thân chỉ ở dạng giả gỗ vì thật chất là các lá già tạo thành cây to.

Một cây cọ trưởng thành có chiều cao trung bình khoảng 1 đến 2m, đối với cọ lùn chỉ từ 1m trở xuống. Các tán lá phát triển với những chiếc lá mọc trên cuống dày và dài giống như hình chiếc quạt, các thùy sâu cong với các đường sóng chạy dài, lá cọ mọc thành từng cụm để tạo thành các tán cây xòe rộng.

Lá của cây cọ khi còn non sẽ có màu xanh nhạt và càng già sẽ càng đậm dần và to hơn. Vẻ đẹp độc đáo từ hình tác lá xòe tròn rộng đã tạo điểm nhấn cho loại cây này. Giúp không gian trở nên sinh động và sang trọng hơn, do đó nhiều gia đình và văn phòng cũng như khuôn viên rất ưa chuộng trong việc dùng cọ để trang trí cho không gian.

Cọ có nét đẹp độc đáo và là loài cây thân giả gỗ
Cọ có nét đẹp độc đáo và là loài cây thân giả gỗ

Ở nước ta có những loại cọ nào?

Cây cọ có rất nhiều loại khác nhau, khi được du nhập về Việt Nam, qua nhiều quá trình phát triển đã có các loại cọ dưới đây.

Cọ dầu

Cây cọ dầu có hình dáng rất cao có thể lên tới 20m, thân cây có nhiều vòng mắt sẹo, mỗi năm ra khoảng 20 đến 30 lá. Lá của loại cọ này có hình lông chim dài từ 3 đến 5m, mép lá có gai bao quanh, hoa cọ dầu mọc thành cụm dày đặc. Những cánh hoa nhỏ có 3 cánh, 3 đài và sẽ thụ phấn sau 6 tháng để tạo thành các trái cọ.

Các quả của cây cọ dầu rất lớn có hình oval màu cam, khi chín chuyển màu đỏ tươi. Mỗi buồng quả cọ có trọng lượng lên tới 50kg và giúp người trồng thu về nguồn kinh tế mỗi khi đến mùa quả. Quả của cọ dầu sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể, duy trì huyết áp và tốt cho hệ thần kinh. 

Cây cọ dầu phát triển nhanh ở nền nhiệt 24 đến 28 độ và rất ưa đất pha cát và có khả năng chịu mặn tốt. Dầu của cây có nhiều vitamin và khoáng chất như sắt, photpho, canxi nên được ứng dụng trong chế biến dầu ăn và làm mỹ phẩm.

Cây cọ rừng

Một trong những loại tiếp theo đó là cây cọ rừng thường mọc trên các nương, rừng hoặc đồi chè. Mỗi năm cọ rừng mọc từ 10 đến 12 lá hình cánh quạt, lá cọ khô thường được dùng để làm chổi, lợp mái nhà hoặc phổ biến là làm nón. Tháng 7 là thời điểm cọ rừng ra hoa kết trái, quả non sẽ có màu xanh và khi chín sẽ có màu tím đen.

Quả của cây cọ rừng có lõi vàng ươm khi chín, ăn rất bùi và ngậy, người dân thường hái quả, sau đó nạo lấy cùi để om dưa. Một điểm rất đặc biệt đó là chỉ nên hái quả từ những cọ rừng chưa bị chặt lá bao giờ. Nếu như cây đã từng bị chặt lá sẽ mất vị và bị chát.

Cây cọ ta

Cây cọ ta là loại cọ phổ biến mà chúng ta hay được nhìn thấy, nó còn có tên gọi khác là cọ lùn. Kích thước cọ nhỏ để vừa trong chậu làm tiểu cảnh hoặc trồng trong sân vườn. Lá cọ mọc tập trung, cuống lá dày, dài và có gai ở mép, tốc độ ra lá trung bình so với các loại khác. Cọ ta ưa bóng, ưa sáng nên có thể trồng được ở mọi không gian như vườn, khu vực khuôn viên khách sạn, công viên,…

Có rất nhiều loại cọ khác nhau được trồng ở nhiều vùng miền nước ta
Có rất nhiều loại cọ khác nhau được trồng ở nhiều vùng miền nước ta

Công dụng của cây cọ

Có thể bạn chưa biết nhiều về công dụng của cây cọ, không phải tự nhiên loại cây này được ưa chuộng đến vậy. Chính vì những lợi ích dưới đây cho cuộc sống đã giúp cọ ngày càng được yêu thích.

Công dụng theo khoa học

Theo khoa học, lá của cây cọ rất to nên có tác dụng điều hòa và thanh lọc không khí một cách hiệu quả. Theo công bố của NASA, cọ được xếp thứ 3 trong số những loại cây nên trồng ở trong nhà. Bởi vì cọ có khả năng loại bỏ formaldehyde trong không khí, đồng thời làm giảm các chất độc gây ra bởi kim loại nặng.

Nhiều người trồng chúng trong nhà để chống lại các con côn trùng, muỗi và gián sẽ không đến gần. Bạn có thể trồng cọ cảnh ở chậu nhỏ xinh trước cửa ra vào nhà hoặc trồng cọ thân cao bên sân sẽ rất đẹp. Giúp không gian trở nên thoáng đãng và trong lành hơn nhiều.

Công dụng trang trí

Những cây cọ cảnh có hình dáng bên ngoài rất đẹp mắt, xinh xắn và dễ chăm sóc nên ngày càng được ưa chuộng trong việc dùng để trang trí nhà. Ngoài ra còn có thể đặt chậu cọ nhỏ xinh trên bàn làm việc, bàn ăn, hành lang, lối đi, tiền sảnh để không gian thêm bắt mắt và tươi mát. Những loại cọ cảnh có kích thước lớn được trồng nhiều ở các công trình công cộng như công viên, bồn cây, khách sạn, trường học, bệnh viện,…

Loài cây nhiều công dụng nên rất được ưa chuộng trong đời sống
Loài cây nhiều công dụng nên rất được ưa chuộng trong đời sống

Có thể bạn quan tâm:

Công dụng trong phong thủy

Theo phong thủy, những cây cọ cảnh là tượng trưng cho sự may mắn, hy vọng, niềm vui và tài lộc. Những tán lá xòe to tròn như hình quạt sẽ xua tan những điều xấu xa, không may mắn và đem lại nhiều bình an, tài lộc cho gia chủ. Người ta quan niệm rằng nếu trồng chúng làm cảnh trong nhà sẽ giúp chủ nhà ăn nên làm ra và có được nhiều của cải. Đặt chậu cỏ ở phòng làm việc sẽ giúp công việc thăng tiến và thuận lợi hơn.

Cách trồng cọ

Loài cây này thuộc giống cây dễ trồng và chăm sóc nên dù trồng trong nhà hoặc ngoài sân vườn đề được, thậm chí có thể để trong nhà 4 tháng mới đem ra ngoài vườn. Không để cọ nơi quá tối, cần đặt chỗ ánh sáng có thể gần cửa sổ hoặc lối ra vào để cây được quang hợp với ánh nắng từ 2 đến 3 tiếng mỗi ngày.

Chú ý về yếu tố nhiệt độ khi trồng, cây cọ ưa mát nên chịu rét và chịu nóng kém, với cỏ cảnh có thể để trong phòng điều hòa ở nhiệt độ 18 đến 28 độ C. Nên chọn chậu trồng cọ có kích thước rộng, thoáng để khả năng thoát nước và tỏa nhiệt độ tốt. Cọ ưa đất thịt, giàu mùn và hữu cơ, khi trồng hãy đặt sỏi hoặc viên gạch to chắn ở lỗ thoát nước để thoát nước tốt. Một tuần nên tưới nước khoảng 3 đến 4 lần tùy vào tình hình thời tiết.

Bài viết đã chia sẻ toàn bộ thông tin về cây cọ và những công dụng của cây. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài cây này, nếu thích đừng ngần ngại trồng ngay trong sân vườn nhé.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT