Home Blog Cây phát lộc - Biểu tượng của các loài cây phong thủy

Cây phát lộc – Biểu tượng của các loài cây phong thủy

Cây phát lộc – cây phong thủy để bàn mang lại nhiều tác dụng và ý nghĩa về cả phương diện thẩm mỹ lẫn tinh thần cho người trồng nó. Qua bài viết này, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin bổ ích, lý thú về loài cây này cũng như cách nuôi dưỡng và chăm sóc nó.

Khái quát về cây phát lộc

Cây phát lộc có tên tiếng anh gọi là lucky bamboo, tên gốc là Dracaena Sanderiana, cùng học với măng tây và vạn niên thanh. Tại một số khu vực và địa phương khác, cây còn được gọi là: cây phát tài, cây trúc dụ, cây phát dụ,cây may mắn phát lộc,…

Cây thuộc loại cây thích hợp sinh sống tại vùng ôn đới, có xuất xứ ban đầu từ các quốc gia thuộc châu Án sau đó du nhập và thích nghi với điều kiện phát triển của Việt Nam.

Theo phong thủy, cây có ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Khả năng phát triển tốt với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau cùng dáng đứng thẳng tắp tượng trưng cho sức sống kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, không bị gục ngã trước mọi hoàn cảnh. Cành lá xanh tươi tốt giúp gia chủ luôn có năng lượng tích cực, tinh thần sảng khoái, phấn chấn, mọi mệt mỏi và lo âu đều được xua tan.

Cây phát lộc rất được ưa chuộng tại Việt Nam
Cây phát lộc rất được ưa chuộng tại Việt Nam

Những đặc tính của cây phát lộc

Mỗi loài cây lại có những đặc điểm, tính chất về hình thái và sinh trưởng khác nhau.Cùng tìm hiểu xem cây phát lộc có điều gì đặc biệt mà lại được yêu thích và phổ biến như vậy nhé!

Đặc trưng hình thể

Cây phát lộc có vẻ ngoài tương đối giống với cây tre, cây trúc nước ta, tuy nhiên mềm mại  và dễ uốn hơn. 

  • Thân cây: thuộc loại thân cỏ, xốp và có dạng hình trụ đứng, có chiều cao dao động từ 20-40cm để trang trí bàn làm việc nhưng có cây cao tới 1m, thích hợp trang trí nội thất gia đình. Thân có màu xanh non tươi mát hoặc hơi ngả vàng, gồm nhiều đốt ngắn và đặc biệt rất dẻo dai, có thể uốn nắn thành nhiều hình thù khác nhau như hình thuyền, hình trái tim, hình lục bình, hình tháp…
  • Lá cây: có hình bầu dài thon, nhọn dần về phía ngọn, dài khoảng từ 3cm- 6cm, rộng từ 3cm-5cm.Mặt lá căng bóng. Bề mặt lá mướt, bóng và có màu xanh tươi tắn rất bắt mắt.
  • Rễ: thuộc dạng rễ chùm, khá xum xuê, rễ trắng muốt nên rất thích hợp trồng theo phương pháp thủy sinh.

Đặc tính sinh trưởng

Cây có sức sống dẻo dai, cứng cáp, có khả năng sinh tồn và phát triển tương đối tốt trong cả trong hai môi trường thủy canh và đất. Cây vừa dễ trồng, dễ chăm sóc, lại ít sâu bệnh và thích hợp với nhiều loại chậu hay vị trí khác nhau.

Những đặc điểm khác lạ của cây
Những đặc điểm khác lạ của cây

Làm sao để trồng và nuôi dưỡng cây hiệu quả ?

Tuy có khả năng sinh trưởng với nhiều điều kiện và môi trường sống, nhưng việc trồng và chăm sóc sao cho cây có được nhiều dưỡng chất và phát triển khỏe mạnh vẫn là vô cùng cần thiết. Bởi nếu cây càng tươi tốt thì càng nhiều điều tích cực sẽ đến với bạn.

Trồng cây đúng cách

  • Chuẩn bị: Trước hết cần lựa chọn  những cây xanh tốt, không bị  dập nát hay sâu bệnh để làm giống. Nên sử dụng chậu hoặc bình có lỗ thoát nước dưới đáy để cây không bị ngập, úng, có độ cao vừa phải tạo không gian cho rễ cây phát triển. Đất trồng phải giàu dinh dưỡng, được trộn tơi xốp, nên cho thêm mùn cưa, xơ dừa để cây được phát triển tốt nhất.
  • Tiến hành Trồng cây phát lộc: Cắt đoạn thân đã chuẩn bị và bôi vào vết cắt thuốc tránh úng gốc. Nhỏ thêm vài giọt dung dịch thủy sinh vào nước trong bình. Có thể để thêm mút xốp trong bình trồng giúp cố định cây chắc chắn rồi mới đặt thân xuống vào bình. Sau đó hãy lát vài viên sỏi hoặc đá nhỏ dưới gốc nhằm tạo thẩm mỹ và giữ độ ẩm đất cho cây trồng .

Điều kiện chăm sóc cây tốt, khỏe

  • Ánh sáng: Nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, có ánh sáng gián tiếp của mặt trời vì  ánh sáng gay gắt quá lâu có thể khiến cây dễ bị héo và cháy lá. Cho cây ra ngoài trời quang hợp và phơi nắng từ 2-3 tiếng vào buổi sáng khoảng 1-2 lần/ tuần.
  • Nước: Đối với loại cây này trong nước thì thay nước 1 lần/ tuần, đặc biệt khi thấy nước có dấu hiệu đổi màu. Với cây trồng dưới đất thì chỉ tưới dạng phun mưa khoảng 3 lần/ tuần và tránh tưới cây bằng nước máy.
  • Dinh dưỡng: Có thể bón phân hữu cơ định kỳ 2 tháng 1 lần để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây phát triển. Với cây thủy canh, chỉ cần nhớ bổ sung dung dịch dinh dưỡng 2 lần/ tuần.
  • Cắt tỉa: Cắt bỏ, bóc tách các bộ phận của cây bị vàng, úa hay thối rữa để tránh bị ảnh hưởng đến cả cây. Khi cành lá đã phát triển xum xuê thì nên cắt bớt để cây đỡ nặng và khỏe mạnh hơn.

Trồng và chăm sóc cây
Trồng và chăm sóc cây

Ý nghĩa cây phát lộc

Dựa trên khoa học phong thủy, cây này chứa đựng đủ 5 ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Với số lượng thân cây khác nhau lại đem đến những ý nghĩa khác nhau:

  • Hai thân: 2 thân cây được ghép lại với nhau hoặc tạo hình trái tim làm ta liên tưởng tình yêu đôi lứa hạnh phúc và bền chặt. Đây cũng là món trong số những quà tặng độc đáo mà vô cùng ý nghĩa vào dịp lễ tình nhân. Cây phát lộc 2 thân còn được cho là thể hiện sự may mắn tăng gấp đôi.
  • Ba thân: thường được gia chủ trông nhiều nhất bởi nó tượng trưng cho 3 chữ hạnh phúc – tài lộc – trường họ, điều mà bất kỳ ai cũng mong muốn có được trong cuộc sống.
  • Năm thân: tương ứng với một nhóm 5 yếu tố quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi con người, đó là sức khỏe – tinh thần – trí tuệ – trực giác – tâm linh. 
  • Sáu thân: giúp xua đuổi luồng khí xấu, như một lời chúc gửi đến cho mọi người dư dả tiền tài, thịnh vượng và giàu có.
  • Bảy thân: cầu mong có sức khỏe dồi dào.
  • Tám thân: thường trồng thành bốn cặp vừa mang tính thẩm mỹ lại vừa hy vọng đông con, nhiều cháu, gia đình sum họp.
  • Mười thân: biểu tượng cho cuộc sống trọn vẹn, êm ấm, hôn nhân và các mối quan hệ tốt đẹp.
  • Hai mươi thân: đây là số lượng cây nhiều nhất, mang ý nghĩa luôn được bảo vệ, che chở, có sự vững mạnh, đoàn kết.

Ý nghĩa của cây trong phong thủy
Ý nghĩa của cây trong phong thủy

Sự hữu ích của cây phát lộc 

Không chỉ có những ý nghĩa tốt đẹp trong phong thủy, cây phát tài phát lộc còn mang lại nhiều công dụng hữu ích đến bất ngờ.

Trang trí, làm đẹp không gian. 

Cây phát thường được uốn nắn theo nhiều hình thù to nhỏ khác nhau, trồng trong nhiều loại điêu khắc tinh xảo chậu, được đặt tại nhiều nơi trong nhà, phòng đọc sách, bàn làm việc, văn phòng,…Cây mang vẻ đẹp tươi mới của tự nhiên, tô điểm và làm phong phú thêm cho cảnh quan.

Cây phát lộc giúp ích cho sức khỏe

Không chỉ đẹp về mặt mỹ quan, cây còn có chức năng thanh lọc không khí, hấp phụ được các khí độc hại cho cơ thể và sản sinh khí Oxi. Trồng loại cây này trong nhà tạo nên một môi trường trong lành, thoáng đãng và giảm được các tác động xấu đến sức khỏe con người.

Cây phát lộc làm quà tặng

Loại cây này chắc chắn sẽ là món quà rất tuyệt vời dành bạn bè, gia đình, người thân hay những ai yêu thích cây cảnh và gửi đến họ những lời chúc tốt đẹp.

Cây phát lộc có nhiều công dụng khác nhau
Cây phát lộc có nhiều công dụng khác nhau

Kết luận

Cây phát lộc chính là biểu tượng hàng đầu cho sự giàu có, sức khỏe, tài vận và thịnh vượng. Nếu bạn đang băn khoăn chọn loài cây nào để chăm sóc, trang trí hay làm quà tặng thì chắc chắn loại cây này sẽ là một lựa chọn tuyệt vời.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT