Home Nông sản Củ nén - Loại gia vị đặc biệt trong ẩm thực Việt...

Củ nén – Loại gia vị đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam

Củ nén, còn được gọi là hành tăm là một gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người miền Trung. Chúng không chỉ giúp món ăn thêm hấp dẫn mà còn có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu thêm những điều thú vị về loại củ nhỏ bé mà có võ này nhé!

Thông tin chung về củ nén

Củ nén hay còn gọi là hành tăm có tên khoa học là Allium odorum L, là một trong số các gia vị phổ biến của miền Trung nước ta. Chúng là loại củ có họ hàng với hành, tỏi nên bề ngoài của củ nén như là một củ hành thu nhỏ. 

Tuy nhiên, củ nén lại có vị thanh và cay hơn củ hành rất nhiều. Lá của chúng khá giống với hành lá nhưng nhỏ và có mùi thơm hơn. Loại củ này khá là dễ trồng nhưng lại rất khó để bảo quản. Nếu muốn giữ cho củ tươi lâu thì phải cho vào chậu đất và để ở nơi thoáng mát.

Điều kiện phù hợp cho củ nén phát triển là những vùng đất cát. Vì thế, chúng được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, nhiều nhất là từ vùng Quảng Trị đến Quảng Nam. Loại củ này có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe và chúng cũng được xem như một loại dược liệu có tác dụng trị bệnh trong Đông Y.

Nhờ mùi hương thơm nồng của mình, rắn độc không thể đánh hơi được gì, loại củ này còn là “khắc tinh” của rắn. Năm 2014, khi rắn đỏ xuất hiện nhiều ở một số tỉnh miền Trung nước ta, loại củ này như là một vị “cứu tinh” giúp người dân yên tâm hơn khi có tác dụng xua đuổi rắn tránh xa khu vực sinh sống của dân.

Củ nén thường được trồng ở những vùng đất cát
Củ nén thường được trồng ở những vùng đất cát

Củ nén có giá trị dinh dưỡng gì?

Trái ngược lại với kích thước nhỏ bé của mình, củ nén lại có thành phần dinh dưỡng khá cao. Theo nghiên cứu, trong 100gr củ có thể chứa :

  • 30Kcal năng lượng
  • 3.27gr chất đạm
  • 0.73gr Lipid
  • 4.35gr Carbohydrate
  • 2.5gr  chất xơ
  • 4353 UI vitamin A
  • 58.1gr Vitamin C.
  • Một số chất khoáng như canxi, sắt, magie, kali, natri, Beta caroten,…

Hàm lượng dinh dưỡng trong củ nén khá cao
Hàm lượng dinh dưỡng trong củ nén khá cao

Những tác dụng tuyệt vời của củ nén

“Nhỏ mà có võ” có lẽ là câu nói thích hợp nhất khi nói về loại củ này. Chúng không chỉ có tác dụng trong ẩm thực, mà trong y học hoặc lĩnh vực làm đẹp, chúng cũng có những công dụng nhất định.

Tác dụng của củ nén trong ẩm thực

Củ nén có mùi vị hăng nồng nhưng khi phi vàng lại rất thơm và hấp dẫn. Khi sử dụng loại củ này trong các món ăn đều giúp món ăn đó dậy mùi thơm và có một hương vị hấp dẫn riêng. Chúng đặc biệt hợp với món cháo lươn khi giúp khử mùi tanh đặc trưng của con lươn và mang đến vị thanh thanh, cay nồng cho món cháo này.

Đối với các món chiên, đặc biệt là khi chiên trứng bỏ thêm ít hành tăm vào sẽ giúp khử mùi tanh của trứng và có thêm mùi thơm ngào ngạt của hành tăm, thơm hơn rất nhiều so với chiên cùng hành tím.

Cùng với nghệ tươi, củ nén là gia vị không thể thiếu khi kho các loại cá sông, cá sông hay cá nuôi nước ngọt. Để nồi cá đông kho thơm ngon khó cưỡng thì ngoài việc ướp cá với nén và các gia vị khác, khi cá đã được kho kỹ và tắt bếp thì hãy phi thêm một ít củ đổ vào nồi.

Củ nén dùng khi nấu cháo đã ngon, nấu chè lại càng ngon hơn. Khi nấu chè nén, người ta thường dùng đường đen và chưng lên chứ ít khi nấu. Củ nén sẽ được rửa sạch rồi cho vào nước đun sôi khoảng 30 phút, sau đó cho nửa bánh đường đen vào chưng cùng cho tới khi đường quện đều với loại củ này. Món chè này nên dùng nóng, khi mùi nén còn hăng nồng và còn vị cay cay, có tác dụng giải cảm rất hiệu quả. 

Gia vị không thể thiếu trong các món ăn ở miền Trung
Gia vị không thể thiếu trong các món ăn ở miền Trung

Tác dụng của củ nén trong y học

Theo Đông Y, củ nén có vị cay, mùi hăng nồng, tính ấm, có tác dụng trong ôn ấm tỳ vị, giải cảm, trị ho, tiêu đời, lợi tiểu, sát khuẩn,…Sở dĩ loại củ này có nhiều công dụng như vậy là do nó có chứa các hợp chất lưu huỳnh như pentyl hydrosulfid, metylpent – tyldisulfid và nhiều silic. Đây là những hợp chất quan trọng giúp nén có tính kháng sinh, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn cảm cúm, chống sình bụng,…Đặc biệt, củ nén cũng có tác dụng trong chống bệnh ung thư.

Có rất nhiều bài thuốc từ loại củ này được lưu truyền trong dân gian, không chỉ hiệu quả mà còn khá dễ làm. Có thể kể đến một số bài thuốc sau:

  • Giải cảm: Giã nát một nắm củ nén rồi hoà ít nước để uống. Nếu có lá nén thì vò nát lá cùng với gừng cho vào túi lưới hoặc chiếc khăn mỏng đánh gió bên ngoài cho người bị cảm.
  • Nghẹt mũi, thở không thông: Lấy một nắm nhỏ củ sắc lấy nước uống, ngày uống khoảng 2-3 lần thì sau vài ngày sẽ khỏi.
  • Ho gà: Dùng củ hoặc lá nén, giã nát rồi đem đi hấp cách thuỷ với ít đường phèn, sau đó chắt lấy nước uống.
  • Bị tụ máu do chấn thương: Giã nát nén rồi lọc lấy nước rửa vết thương, lấy bã đắp lên vết thương bên ngoài rồi để qua đêm. Sau vài lần thực hiện, vết tụ máu sẽ hết.
  • Đái buốt, bí tiểu, bụng trướng hơi: Với người lớn thì lấy 1 nắm nhỏ củ nén, đập dập rồi xào nóng, sau đó đắp vào bàng quang. Còn với trẻ nhỏ còn đang bú sữa mẹ thì lấy khoảng 4gr củ đập dập, hoà cùng với một chén sữa mẹ, hấp cách thuỷ rồi cho con uống khi còn nóng.
  • Ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: Lấy khoảng 6gr củ nén đem giã nhuyễn rồi hoà rượu uống.
  • Côn trùng chui vào tai: Vắt nước từ củ nhỏ vào tai, côn trùng ngửi thấy mùi hăng sẽ tự động chui ra.
  • Giun chui vào ống mật: Lấy khoảng 80gr củ nén đem giã nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt rồi trộn với 40ml dầu vừng (có thể thay bằng dầu lạc) để uống.
  • Trúng độc, mặt xanh tái mép, người lạnh: Lấy 100gr lá nén giã nát, chắt lấy nước rồi xoa khắp toàn thân.
  • Bị chảy máu cam: Lấy khoảng 100gr hành tăm nấu cháo, nên để cả rễ rồi bỏ thêm ít dấm và ăn nóng.
  • Trẻ nhỏ bị hói đầu: Nấu nước từ loại củ này gội đầu, sau đó giã nát củ trộn với ít mật bôi vào chỗ bị hói sẽ giúp tóc bé nhanh mọc hơn.
  • Bị viêm khớp: Lấy 60gr củ và 15gr gừng giã nát, sau đó hoà với một ít rượu trắng đắp vào chỗ đau, một thời gian sau sẽ khỏi.
  • Lòi dom (bị trĩ): Lấy 10 củ nén giã nhuyễn, đem đi xào nóng rồi xông . Lưu ý phải rửa sạch hậu môn trước khi xông.

Được xem là một loại thảo dược chữa được nhiều bệnh trong Đông Y
Được xem là một loại thảo dược chữa được nhiều bệnh trong Đông Y

Có thể bạn quan tâm:

Tác dụng của củ nén trong làm đẹp

Củ nén có tính sát khuẩn cao nên có thể dùng để trị mụn khi chưa bị sưng mủ, rất hiệu quả cao an toàn. Chúng cũng được xem là một thảo dược tuyệt vời trong việc phục hồi làn da sau khi trị mụn

Do loại củ này chứa hàm lượng silic lớn và lượng của vitamin A, B và C dồi dào, củ này như là một chất chống oxy giúp làn da khỏe hơn, đồng thời ngăn ngừa và làm hạn chế quá trình lão hóa da. 

Phụ nữ có thai có ăn loại củ này không?

Khi có thai, sức khỏe của người phụ nữ dễ bị ảnh hưởng hơn so với người bình thường. Bởi hệ miễn dịch của họ lúc này phải chịu nhiều áp lực hơn. Đặc biệt, nhiều chị em khi đang mang thai dễ gặp phải nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm do cảm cúm. 

Củ nén là một loại gia vị, cũng là một vị thuốc trong Đông Y nên phụ nữ có thai hoàn toàn yên tâm khi dùng loại củ này được. Các món cháo gà hành tăm, cháo bò hành tăm rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trong thai kỳ.

Mong rằng qua những chia sẻ ở bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về củ nén cũng như biết được những bài thuốc dân gian trong việc điều trị một số loại bệnh. Mặc dù loại củ này hơi khó bảo quản nhưng với vô số công dụng tuyệt vời như thế thì chúng rất xứng đáng để luôn có mặt trong gian bếp nhà bạn, phải không nào?

 

 

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT