Home Dịch bệnh Dịch hạch là gì? Nguyên nhân và lối điều trị đúng chuẩn

Dịch hạch là gì? Nguyên nhân và lối điều trị đúng chuẩn

Dịch hạch là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh do vi khuẩn tạo ra, chúng gây ra các biểu hiện cấp tính ở người và khi mắc phải loại bệnh này người bệnh sẽ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và có phương án điều trị đúng đắn. Vì loại bệnh này đã gây ra cái chết cho hàng trăm triệu người nên nó tạo ra nỗi sợ hãi cho loài người và được mệnh danh là cái chết đen, để hiểu roc hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như phương hướng điều trị và cách phòng tránh hãy tham khảo bài viết sau. 

Dịch hạch là loại bệnh gì và có nguy hiểm hay không?

Dịch hạch là một loại bệnh truyền nhiễm đáng sợ do vi khuẩn Yersinia Pestis gây ra, loại vi khuẩn này thường ký sinh trong các loại bọ chét và trong đó chuột là loại vật chính được coi là mầm mống gây ra bệnh dịch vì nó có khả năng lây lan nhanh. 

Dịch hạch là loại bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao lên đến 60%, loại bệnh này lây lan cho mọi lứa tuổi ở cả nam và nữ, và nó thường xảy ra ở khu vực chật chội có điều kiện vệ sinh kém không đảm bảo yêu cầu. 

Theo nghiên cứu cho thấy những người sau khi mắc phải loại bệnh này đã lành bệnh thì thường có kháng thể miễn dịch với bệnh, tuy nhiên lượng kháng thể này lại không nhiều và không đủ để bảo vệ con người bởi những sự tấn công của các loại virus vi khuẩn có số lượng lớn và tấn công mạnh mẽ. 

Dịch hạch là một loại bệnh truyền nhiễm do Yersinia Pestis gây ra 
Dịch hạch là một loại bệnh truyền nhiễm do Yersinia Pestis gây ra

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bệnh diễn ra?

Vi khuẩn Yersinia pestis là nguyên nhân gây ra căn bệnh nguy hiểm này, vi khuẩn này thuộc họ trực khuẩn Enterobacteriaceae, loại vi khuẩn này không thể phát triển ở nhiệt độ cao và nó sẽ bị chết ở nhiệt độ 100 độ C trong vòng 1 phút và bị tiêu diệt bởi các loại thuốc sát khuẩn thông thường. 

Bởi chúng dễ dàng sinh sôi và phát triển ở những nơi có nhiệt độ thấp nên mùa khô thường là thời điểm bùng  dịch của loại bệnh này, tuy nhiên vẫn không có ít những trường hợp loại bệnh này diễn ra vào mùa mưa và nhiều thời điểm khác trong năm. 

Bệnh dịch hạch lây truyền qua những hình thức nào?

Nguồn lây bệnh chủ yếu của loại bệnh này là từ các loại động vật gặm nhấm và chủ yếu là các loại bọ chét ký sinh ở chuột, sau đó lây nhiễm sang cho con người và thời gian ủ bệnh của loại bệnh này là từ 1-7 ngày. Sau khi bọ chét hút máu của vật chủ thì vi khuẩn Yersinia pestis sẽ phát triển trong dạ dày, cho đến khi bọ chét đốt người thì loại trực khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết đốt. Ngoài ra loại bệnh này còn có nguy cơ lây nhiễm từ người sang người thông qua các hình thức như: 

  • Lây qua đường hô hấp: Những bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể lây lan cho những người xung quanh thông qua đường hô hấp khi hắt hơi hoặc giọt bắn khi ho, người xung quanh khi hít phải vi khuẩn trong không khí sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
  • Đường da, niêm mạc: Các vi khuẩn này cũng có thể xâm nhập vào cơ thể và reo rắc mầm bệnh thông qua những vết thương hở, và những trường hợp này không quá hiếm gặp. 
  • Đường tiêu hóa: Người bình thường khi ăn phải những thức ăn có nhiễm khuẩn, ăn thịt chuột bị bệnh chưa nấu chín kỹ nên vi khuẩn chưa được tiêu diệt hết. 

Là loại bệnh lây nhiễm qua nhiều hình thức
Là loại bệnh lây nhiễm qua nhiều hình thức

Dấu hiệu và triệu chứng gặp phải khi bị dịch hạch

Bệnh dịch hạch bao gồm nhiều biến thể, mỗi biến thể lại có những dấu hiệu riêng nên bạn cần lưu ý những dấu hiệu thường gặp sau:

Thể hạch

Ở loại biến thể này người bệnh thường phát bệnh đột ngột với các triệu chứng như ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, buồn nôn, đau đầu… Sau khi phát bệnh thì người bệnh sẽ phát triển sang triệu chứng nhiễm khuẩn và sưng hạch. Tùy vào tình trạng nặng hay nhẹ của mỗi người mà kích thước hạch cũng sẽ khác nhau, sau khi hạch mềm thì sẽ hóa mủ, nếu không được điều trị kịp thời thì vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây dịch hạch thể phổi. 

Thể nhiễm khuẩn huyết biến chứng nặng khi bị dịch hạch

Nhiễm khuẩn huyết có các biểu hiện như nhiễm trùng, nhiễm độc, một số triệu chứng lâm sàng là sốt cao hơn 40 độ, rối loạn hô hấp, tiêu chảy, tim đập nhanh, xuất huyết dưới da, nhiều trường hợp nặng bệnh nhân bị mê sảng. 

Thể phổi

Dịch hạch thể phổi có nguy cơ lây nhiễm cao do lây truyền trực tiếp qua hệ hô hấp từ người bệnh sang người lành, một số dấu hiệu thường gặp ở thể này là ho sốt, cơ thể suy nhược, khó thở, đờm máu, tức ngực… khi bị nặng có thể suy hô hấp dẫn đến tử vong nếu khoogn điều trị kịp thời. 

Dịch hạch ở thể da

Bệnh nhân khi bị nhiễm khuẩn ở thể da thường có những nốt mẩn đỏ tại vị trí mà vi khuẩn  xâm nhập, sau đó biến thành mụn nước, nặng hơn nữa là mụn mủ và mụn máu, vùng da xung quanh bị thâm nhiễm, xuất huyết với những vết loét nặng. 

Những phương pháp xác định chẩn đoán bệnh

Để có thể chẩn đoán chính xác có bị mắc bệnh dịch hạch hay không bệnh nhân cần xét nghiệm vi khuẩn thông qua các bệnh phẩm như mủ hạch, máu, đờm để xác định sự hiện diện của vi khuẩn. Một số phương pháp xác định có thể kể đến như nhuộm soi gram kính hiển vi, miễn dịch huỳnh quang, phát hiện kháng nguyên, phân lập vi khuẩn… 

Lây nhiễm qua vật chủ và vết thương hở
Lây nhiễm qua vật chủ và vết thương hở

Những biến chứng nặng khi bị dịch hạch

Khi bị dịch hạch người bệnh không chỉ có tỷ lệ tử vong cao mà còn có khả năng mắc phải những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như hoại tử chi xảy ra khi các cục máu đông không lưu thông ở các chi làm chết mô, viêm màng não và biến chứng bao quanh màng não. 

Khi bị dịch hạch nên điều trị như thế nào?

Khi có dấu hiệu nhiễm bệnh dịch hạch người bệnh cần ngay lập tức cách ly y tế và nhập viện ngay lập tức, người đã từng tiếp xúc với bệnh nhân cũng cần theo dõi sức khỏe và sử dụng kháng sinh và vệ sinh các bề mặt tiếp xúc, để tránh lây nhiễm. Trong quá trình điều trị bệnh người bệnh nên tuân thủ theo những yêu cầu mà bác sĩ đưa ra, sử dụng đúng thuốc điều trị đã được kê đơn chứ không mua thuốc bên ngoài. 

Trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân cần kết hợp các loại kháng sinh để không gây ra tình trạng nhờn thuốc, tăng khả năng dung nạp kháng sinh, song song với đó là kết hợp điều trị các triệu chứng đau nhức, truyền dịch hạ sốt, hồi sức, nếu bị nặng cần chích mủ để hết sốt và tránh viêm nhiễm. 

Những phương pháp phòng ngừa bệnh dịch hạch

Tuy thời gian gần đây bệnh dịch hạch đã giảm đáng kể và không có dấu hiệu bùng phát trở lại nhưng vì sự an toàn cho cộng đồng và xã hội thì công tác phòng ngừa bệnh thì không thể thiếu vì vậy người dân nên nghe theo khuyến cáo đến cơ sở y tế kiểm tra thường xuyên. Khi thấy có nhiều chuột và động vật chết bất thường thì người dân nên báo ngay đến các cơ sở y tế để được xác minh và xịt sát khuẩn kịp thời.

Những phương pháp để ngăn chặn bệnh hiệu quả
Những phương pháp để ngăn chặn bệnh hiệu quả

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận 

Dịch hạch là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tuy đã có thuốc điều trị bằng kháng sinh nhưng nhiều nguy cơ tiềm ẩn dịch bùng phát trở lại vẫn còn khá lớn. Vì vậy để đảm bảo an toàn người dân cần chủ động vệ sinh khu vực mà mình đang sống tránh để chuột làm tổ, cần đảm bảo ăn chín uống sôi, hạn chế đồ ăn sống, thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thức ăn thừa cần che đậy kỹ lưỡng, khi có nghi ngờ bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời. 

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT