Home Hoa Hoa dã quỳ - Đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa...

Hoa dã quỳ – Đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa rực rỡ

Loài hoa dã quỳ gắn liền với một truyền thuyết rất cảm động về tình yêu đôi lứa tại vùng đất Tây Nguyên. Loài hoa này có một sắc vàng rực rỡ nổi bật khiến nhiều người yêu thích. Cùng bài viết hôm nay sẽ gửi đến bạn về những đặc điểm và nguồn gốc cùng với ý nghĩa của loài hoa ngọt ngào này nhé!

Hoa dã quỳ là gì?

Hoa dã quỳ tên khoa học là Tithonia diversifolia là một chi thuộc họ cúc và có nguồn gốc ở đất nước Mexico. Ở Việt Nam có tên gọi khác như hoa hướng dương dại, cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương Mexico. Dã quỳ phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và ở cận nhiệt đới. 

Điều kiện khí hậu ở môi trường Đà Lạt rất thích hợp cho sự phát triển của loài hoa này, sau đó cây được trồng phổ biến ở khắp các tỉnh thành. Dã quỳ được phân chia thành nhiều màu sắc, trong đó gồm có 3 loại chính là dã quỳ vàng, dã quỳ đỏ và dã quỳ trắng. Trong số đó, loại phổ biến nhất, bạn có thấy chúng ở khắp mọi nơi chính là hoa dã quỳ vàng và sẽ rất hiếm gặp loài dã quỳ trắng.

Hoa dã quỳ là sự kết hợp giữa hoa hướng dương và hoa cúc dại
Hoa dã quỳ là sự kết hợp giữa hoa hướng dương và hoa cúc dại

Đặc điểm hình dáng và nguồn gốc của dã quỳ

Dã quỳ là loài hoa có đoá lớn với nhiều cánh bung tròn nhìn rất giống những bông hoa hướng dương lại vừa giống những bông hoa cúc dại. Loài cây này thuộc cây thân bụi lâu năm, cũng có cây chỉ sống được 1 năm là tàn. Cây thường mọc thành dạng bụi cao, chiều cao trung bình khoảng 2m đến 3m, thân cây có màu xanh đậm và mọc thẳng. Khi thân cây hoá gỗ sẽ có màu xám đặc trưng.

Hoa dã quỳ mọc đơn với những bông hoa mang một màu vàng rực rỡ và ỏng ả. Loài hoa này rất dễ mọc và phát triển rất nhanh ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, do đó chúng thường biểu tượng cho sức sống mãnh liệt. Lá của dã quỳ có màu xanh đậm, thường mọc đơn lẻ nhưng cũng có cây lá mọc thành chùm, hình dáng có nhiều nét tương đồng với lá của cây hoa cúc. Mặt trên của phiến lá khá nhẵn, mặt dưới có nổi gân và phủ một lớp lông rất mỏng xung quanh.

Dã quỳ thường mọc đơn hoặc có khi kết chùm, thường có 13 cánh, khi nở hoa tỏa tròn và có đường kính là 8 đến 10cm. Những cách hoa mỏng và dài mang một màu vàng rực rỡ, mang sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp của hoa hướng dương và hoa cúc dại. Dã quỳ thường nở vào cuối tháng 10 đến đầu tháng 11, và thường nở rộ đẹp nhất vào tháng 11. Vì vậy, đây là khoảng thời gian lý tưởng để bạn có thể đi ngắm và lưu giữ kỉ niệm với loài hoa này nhé!

Dã quỳ thường báo hiệu mùa đông khi nở vào cuối tháng 10 trong năm
Dã quỳ thường báo hiệu mùa đông khi nở vào cuối tháng 10 trong năm

Hoa dã quỳ mang ý nghĩa đặc biệt như thế nào?

Mỗi một loài hoa sẽ có một câu chuyện và ý nghĩa riêng, hoa dã quỳ cũng không ngoại lệ. Dã quỳ rất dễ mọc và phát triển nhanh ở những nơi có điều kiện vô cùng khắc nghiệt nên là loài hoa này là biểu tượng  cho tình yêu và sức sống hết sức mạnh liệt và bền bỉ. Loài hoa này gắn liền với với một câu chuyện cảm động về tình yêu đôi lứa. 

Vào năm đó, trời hạn hán khiến vạn vật đều khô héo, ở một buôn làng có một chàng trai khỏe mạnh vì thương dân làng của mình nên anh đã quyết định đi tìm kiếm nguồn nước. Chàng đã từ biệt người yêu để đi xa, cô gái ngồi bên dòng suối chờ đợi người yêu từ mùa hoa này sang mùa hoa khác, đến một ngày nọ vẫn không thấy chàng trở về. 

Cô gái quyết định ra đi để tìm chàng, nàng đi hết mười mấy con suối, vượt bao nhiêu ngọn núi mà vẫn không tìm thấy người yêu. Nàng đã kiệt sức và ngã xuống ven đường, nơi cô gái ngã xuống đã mọc lên một loài hoa lạ có màu sắc vàng rực rỡ, người ta gọi loài hoa đó là dã quỳ. Vì vậy, hoa dã quỳ là biểu tượng cho tình yêu chung thuỷ và sẵn sàng hy sinh cho người mình yêu.

Hoa dã quỳ là biểu tượng cho sự hy sinh trong tình yêu đôi lứa 
Hoa dã quỳ là biểu tượng cho sự hy sinh trong tình yêu đôi lứa

Những tác dụng của cây dã quỳ trong nông nghiệp

Ngoài ý nghĩa đặc biệt loài hoa dã quỳ còn có nhiều tác dụng trong nông nghiệp, như sau:

Nguồn cung cấp phân hữu có rất giàu dinh dưỡng

Hoa dã quỳ được người Pháp đưa vào nước ta với mục đích ban đầu là làm phân bón cho các đồn điền cao su ở khu vực Tây Nguyên. Nhờ hạt của dã quỳ rất dễ phát tán, cây thích hợp với các loại thổ nhưỡng nên phát triển rất nhanh nên dần dần chúng chiếm lĩnh tất cả các khu vực bỏ hoang. Dã quỳ được xem là nguồn phân bón hữu có rất tốt cho các loại cây trồng vì trong  thân cây có chứa tới 3,92% kali, 1,78% đạm, 0,85% photpho, 3,02% canxi và một số các chất dinh dưỡng khác.

Thay thế kali vô cơ

Kali là hợp chất  có vai trò rất quan trọng để các loại cây ăn trái có thể phát triển, đặc biệt là những cây có múi. Những khi cây trồng canh tác theo phương pháp hữu cơ tự nhiên, không sử dụng các loại phân bón vô cơ thì làm thế nào để có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Lúc này phân bón từ cây dã quỳ chính là giải pháp tối ưu.

Trong đất trồng tự  nhiên có một lượng lớn kali nhưng nó lại ở dạng khó tiêu và cây trồng không hấp thụ được. Vì vậy, chỉ có thể nhờ hoạt động phân giải của các chủng vi sinh vật có ở một số cây đặc hữu có khả năng tiết ra acid hữu cơ để phân giải lượng kali này cho cây có thể hấp thụ. Và hoa dã quỳ chính là một loại cây đặc biệt, giúp cây trồng hấp thụ kali dễ dàng.

Giúp cải tạo đất hiệu quả

Dã quỳ được ứng dụng để làm một loại phân xanh để  cải tạo đất hữu hiệu.  Người dùng có thể cắt và phủ trực tiếp lên mặt hoặc vùi vào trong đất, băm nhỏ và xay mịn thân lá để ủ với phân chuồng. Sau đó khoảng từ 5 đến 7 ngày có thể đưa vào sử dụng. 

Một số vùng nông nghiệp lớn ở đất nước Châu Phi như Kenya người ta đã sử dụng phân ủ từ hoa dã quỳ để giúp cây trồng tăng được năng suất gấp đôi và cao lớn hơn sử dụng những loại phân bón từ hoá học. Tuyệt vời nhất là vào mùa sau người ta chỉ cần khoảng 40% lượng nước để có thể giữ được năng suất.

Trừ các loại sâu trùng

Theo như nghiên cứu khoa học, trong lá của cây hoa dã quỳ có các chất Diterpenoids, Sesquiterpene, Permethrin,.. được xem là chất độc đối với côn trùng và sâu bọ. Để có thể sử dụng loại thuốc trừ sâu sinh học này, người ta dùng thân lá của cây dã quỳ giã với nước sau đó lọc lại để lấy dung dịch rồi mang phun lên cây trùng để diệt trừ sâu bệnh. 

Tuy nhiên bạn chỉ sử dụng khi sâu hại bùng phát, bởi vì những chất trong cây dã quỳ cũng sẽ ảnh hưởng đến một số loài thiên địch có lợi cho cây trồng. Ngoài ra hoa dã quỳ còn được trồng để trở thành một hàng rào  xung quanh vườn trồng với công dụng để chắn gió cho các cây trồng nhỏ hơn, bởi vì cây có thể cao từ 2,5 đến 3m.

Cây dã quỳ có nhiều tác dụng trong ngành nông nghiệp
Cây dã quỳ có nhiều tác dụng trong ngành nông nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về đặc điểm, ý nghĩa cùng những công dụng của hoa dã quỳ trong nông nghiệp. Đây là loài hoa mang sắc vàng rực rỡ và tượng trưng cho sức sống mãnh liệt.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT