Home Lũ lụt Phòng chống sạt lở đất được thực hiện như thế nào?

Phòng chống sạt lở đất được thực hiện như thế nào?

Lũ quét kèm theo hàm lượng lớn chất rắn như đất, đá, gỗ, thường xảy ra ở các khe, suối cấp một thuộc khu vực miền núi. Khác với lũ nước trên sông, suối miền núi, lũ quét rất nguy hiểm, có mức độ tàn phá lớn về người và tài sản, để lại hậu quả lâu dài. Hiện nay, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã nghiên cứu và áp dụng nhiều giải pháp ứng phó phòng chống sạt lở đất hiệu quả, trong đó, có Nhật Bản.

Xây dựng các công trình phòng chống sạt lở đất

Việc nghiên cứu lũ quét, sạt lở đất ở nước ta được tiến hành chậm hơn hầu hết các nước trên thế giới, chỉ bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước sau một số trận lũ quét gây thiệt hại lớn ở Lai Châu và Sơn La. Trong khi đó, trên thế giới, nhằm phòng chống và giảm thiểu tác hại lũ quét, nhiều giải pháp công trình phòng chống sạt lở đất đã được nghiên cứu áp dụng hiệu quả ở các nước phát triển như: Mỹ, Ý, Đài Loan, Trung Quốc, đặc biệt là Nhật Bản.

Xây dựng các công trình phòng chống sạt lở đất
Phương pháp ở các nước như Nhật, Trung, Mỹ…

Có thể chia thành hai loại đập sabo: đập kín và đập hở. Đập sabo kín có tường chắn và từ phía hạ lưu không thể nhìn thấy phía đầu nguồn. Khi xảy ra lũ quét, đập sẽ giữ lại các trầm tích bao gồm đá lớn và gỗ nổi để ngăn thiệt hại cho vùng hạ lưu. Ngoài ra, sự tích dồn trầm tích tại đập kín làm chậm dòng chảy của nước do mái dốc sẽ thoải hơn và sông suối trở nên rộng hơn.

Đối với loại đập sabo hở, trên tường chắn của đập sẽ có các khoảng hở và có thể nhìn thấy phía thượng nguồn từ phía dưới hạ lưu. Đập sabo hở có nhiều loại khác nhau. Ở điều kiện bình thường, nước và bùn đất vẫn chảy xuống dưới hạ lưu, nhưng khi xảy ra lũ quét, trầm tích với những khối đá lớn và gỗ nổi sẽ mắc và lắng tại đập. Quan điểm về cơ sở lựa chọn và bố trí các giải pháp phòng chống lũ quét của Nhật Bản cũng tương đồng với Châu Âu và Trung Quốc.

Sạt lở đất là sự kết hợp của nhiều yếu tố như địa hình, địa chất, kết cấu địa tầng, lượng mưa, yếu tố con người nên các biện pháp ứng phó sạt lở đất cũng khác nhau. Nói chung, có thể phân loại các biện pháp này ra thành các công trình kiểm soát và công trình ngăn chặn. Trong đó, mục đích của công trình kiểm soát là làm giảm hoặc loại bỏ các yếu tố gây ra sạt lở đất, trong khi mục đích của công trình ngăn chặn là ổn định đất bằng các công trình chống trượt lở.

Giải pháp trong quan trắc và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

Theo các nhà nghiên cứu về phòng chống sạt lở đất thì hiện nay vẫn là thách thức rất lớn đối với các nhà quản lý, nghiên cứu. Mặc dù, có mưa lớn nhưng lũ quét có thể hoặc không xảy ra, tùy thuộc vào đặc điểm thủy văn, mặt đệm, địa chất của lưu vực. Ở hầu hết các nước, cảnh báo và dự báo lũ quét được xem như một biện pháp đặc biệt, rất quan trọng trong số các biện pháp phi công trình nhằm phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro do lũ quét gây ra.

Giải pháp trong quan trắc và cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
Xây dựng công trình phòng chống.

Tuy nhiên, hiệu quả phục vụ cho công tác phòng tránh lũ quét trong thực tiễn chưa cao. Nguồn dữ liệu không tập trung, gây khó khăn trong việc tìm hiểu và tra cứu. Bên cạnh đó, các bản đồ tĩnh phân vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất có tỷ lệ quá lớn, được xây dựng dựa trên các số liệu lịch sử, chỉ phân vùng cảnh báo được về không gian, nhưng không đủ chi tiết để cảnh báo đúng vị trí thiên tai, không dự báo được theo thời gian thực và chính xác vị trí xảy ra lũ quét, sạt lở đất; trong khi địa điểm gây lũ quét, sạt lở đất phần lớn ở mức quy mô cấp xã, bản.

Cùng với đó, các giải pháp công trình và phi công trình nhằm phòng chống sạt lở đất tại khu vực dân cư miền núi chưa được nghiên cứu một cách tổng thể, tiêu chuẩn hóa và đưa ra được các giải pháp vừa kinh tế, hiệu quả và phù hợp với điều kiện dân cư miền núi.

Tại Nhật Bản, sau khi thông báo về tình trạng mưa lớn có nguy cơ xảy ra thảm họa sạt lở đất, chính quyền tỉnh và Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cùng đưa ra cảnh báo sạt lở đất, chỉ rõ các thành phố có nguy cơ bị ảnh hưởng và báo động để hỗ trợ thị trưởng thành phố đưa ra lệnh sơ tán hoặc người dân chủ động sơ tán khi thảm họa sạt lở đất nguy hiểm đến tính mạng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trên đây là những kế hoạch, phương pháp phòng chống sạt lở đất hiện có và đang được triển khai. Mong rằng những kiến thức trên đã mang tới những điều bổ ích cho bạn.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT