Home Dịch bệnh Sốt phát ban và những cách chữa bệnh hiệu quả nhất

Sốt phát ban và những cách chữa bệnh hiệu quả nhất

Sốt phát ban khá dễ mắc phải, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần có những hiểu biết về loại bệnh này để khi con trẻ mắc phải sẽ biết cách điều trị đúng phương pháp. 

Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban có tên gọi quốc tế là Roseola. Tên này có ý nghĩa theo tiếng Việt là những nốt nổi ban màu hồng. Bệnh sốt này là một loại bệnh sốt đi kèm với các triệu chứng như nổi những vết hồng trên da trong quá trình sốt và sau khi cơn sốt kết thúc. 

Ngoài bị sốt và nổi các mụn đỏ trên da, người bệnh có thể có các triệu chứng ngứa ngáy, tinh thần mệt mỏi. Thường thì sau khi bị sốt từ 2 ngày cho đến 3 ngày, toàn thân người bệnh sẽ nổi những vết nổi ban, nốt đỏ lên. 

Thông tin kỹ hơn về sốt phát ban
Thông tin kỹ hơn về sốt phát ban

Nguồn gốc gây ra bệnh sốt phát ban

Nguyên nhân người bệnh bị nhiễm và phát bệnh sốt có phát ban là do lây nhiễm một loại siêu virus mang tên herpes 6 hoặc 7. Với điều kiện thường, người bệnh sẽ bị lây nhiễm và ủ bệnh từ một cho đến hai tuần rồi mới phát bệnh. 

Bệnh sốt ban này cũng có nhiều loại khi phát bệnh. Tuy nhiên, có hai loại sốt phổ biến và nhiều người mắc nhất là sốt ban đào và sốt ban đỏ. Với bệnh này, mọi người sẽ nhầm với một loại bệnh có triệu chứng tương tự là bệnh sởi. Tuy nhiên, so với bệnh sởi, bệnh sốt ban này có mức độ nguy hiểm nhẹ hơn rất nhiều. 

Bệnh sốt phát ban có nguy hiểm không? Ai dễ bị mắc? 

Nhiều người rất lo sợ khi mắc bệnh sốt nổi ban trên cơ thể. Tuy nhiên, đây là một loại bệnh có mức độ nguy hại đến cơ thể và tính mạng không quá lên. Người mắc bệnh chỉ cần ăn uống, bổ sung dưỡng chất đầy đủ và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp cùng với phương pháp điều trị đúng cách thì sẽ khỏi bệnh. 

Thời gian khỏi bệnh sẽ tùy người mà lâu hay chậm. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng phương thuốc và nghỉ ngơi đầy đủ thì người mắc bệnh sốt này chỉ qua vài ngày là có thể dần bình phục lại.

Do virus này không gây nguy hại nhiều, vì thế ở người trưởng thành khi đã có đủ sức đề kháng thì rất hiếm khi mắc và phát bệnh này. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ sơ sinh và trẻ có độ tuổi từ 6 tháng cho đến 2 tuổi lại là đối tượng cần chú ý. 

Khoảng thời gian 2 tuổi đầu của trẻ, trẻ em chưa có nhiều sức đề kháng để chống lại các loại bệnh sốt như trên. Vì thế, rất nhiều trẻ em đã bị mắc các bệnh liên quan đến sốt phát ban này. 

Tuy nhiên, trong các trường hợp hiếm, thì trẻ lớn tuổi hơn và cả người trưởng thành vẫn có những trường hợp mắc bệnh sốt nổi ban. Nhưng mà loại bệnh này không quá nguy hiểm, vì thế bố mẹ không cần quá lo lắng cho con trẻ. 

Sốt phát ban có nguy hiểm cho trẻ không?
Sốt phát ban có nguy hiểm cho trẻ không?

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban

Khi mắc bệnh sốt này, sau khoảng 1 tuần đến 2 tuần người mắc bệnh mới bắt đầu xảy ra những biểu hiện, triệu chứng của bệnh. Với một số người có sức đề kháng tốt, biểu hiện của bệnh không quá rõ ràng, chỉ bị nhẹ hoặc gần như là không thấy các vết nổi ban. 

Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất khi trẻ em mắc bệnh sốt virus này là sốt. Biểu hiện sốt cao là biểu hiện đầu tiên có ở trẻ và bố mẹ dễ dàng có thể phát hiện ra sớm nhất. Ở trẻ em, sốt có thể cao lên đến 39 độ và kéo dài vài ngày, cụ thể là từ 5 đến 7 ngày. 

Triệu chứng tiếp theo cũng dễ nhận biết khi trẻ bị bệnh là trẻ sẽ phát bệnh ho, viêm họng và có sổ mũi. Bên cạnh đó, các biểu hiện ở phần cổ của các trẻ em có nhiều hạch bạch huyết bị sưng lên. 

Triệu chứng cuối cùng của loại sốt này chính là phát ban. Với loại sốt nổi ban, các vết nổi đỏ trên da thường sẽ xuất hiện khi cơn sốt kết thúc. Da trên toàn thân trẻ sẽ xuất hiện nhiều các vết đỏ, vết mẩn ngứa gây khó chịu cho trẻ. 

Các triệu chứng dễ phát hiện nhất của sốt phát ban
Các triệu chứng dễ phát hiện nhất của sốt phát ban

Các vết phát ban sẽ mọc ở đâu?

Các vết phát ban sẽ nổi lên và lan ra toàn thân một cách từ từ. Vùng ngực, lưng và cổ là những vị trí các vết ban sẽ nổi lên đầu tiên. Tiếp đến là chúng sẽ lan đến tay chân, và bụng. Các vết ban có thể có hoặc có thể không nổi ở trên mặt. 

Vết ban không có gì quá nguy hiểm với trẻ. Tùy vào cơ địa chúng sẽ làm cho trẻ cảm thấy hơi ngứa, khó chịu. Ở một số người thì không có triệu chứng ngứa trên. Các vết nổi ban sẽ tự biến mất sau vài giờ hoặc là sau vài ngày. 

Trẻ phát bệnh có cần đi viện hay cần bác sĩ tư vấn không? 

Nếu trẻ em mắc bệnh có biểu hiện bình thường và không quá nghiệm trọng, gia đình có thể để bé ở nhà điều trị bằng các phương pháp thường. Tuy nhiên, ở một số trẻ sẽ có những triệu chứng khá nặng, để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ cần chú ý và cho bé đi gặp bác sĩ nếu trẻ có những triệu chứng sau. 

Nếu trẻ em sốt quá cao, cụ thể là nhiệt độ khi sốt lên đến 39,4 độ trở lên. Tình trạng sốt cao sẽ dễ khiến trẻ bị co giật, sốt cao hồi lâu không hạ sẽ có hại cho cơ thể, và sự phát triển của não bộ sau này. 

Tiếp theo, tình trạng sốt phát ban kéo dài quá bảy ngày vẫn không có dấu hiệu đỡ bệnh. Hoặc là các trường hợp trẻ bị nổi vết ban nhưng quá 3 ngày mà các vết ban không có dấu hiệu dần lặn hay có những biến chuyển tốt lên. 

Trường hợp nào trẻ cần sự tư vấn của bác sĩ khi bị sốt phát ban
Trường hợp nào trẻ cần sự tư vấn của bác sĩ khi bị sốt phát ban

Cách điều trị giúp bệnh sốt phát ban nhanh khỏi 

Để tránh lây lan cho người khác, đặc biệt là lây cho các bạn nhỏ khác, những trẻ em bị bệnh sốt nên được nghỉ ngơi ở khu riêng. Với người lớn chăm sóc các trẻ nhỏ bị nhiễm bệnh cũng cần chú ý vệ sinh cá nhân thường xuyên để hạn chế sự lây lan cho trẻ khác. 

Trẻ khi mắc bệnh sốt phát ban tinh thần sẽ rất mệt mỏi. Mặc dù vậy, người lớn hãy khuyên bảo, khuyến khích trẻ ăn uống đầy đủ, bổ sung nhiều nước khoáng, nước chanh, nước dừa để cung cấp khoáng chất, tránh cho cơ thể bị mất nước. 

Để có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh, người lớn cũng cần kiểm soát chế độ ăn của trẻ. Tránh để cho trẻ ăn các món ăn nhưng trứng, không ăn những thực phẩm lạnh như kem và một số thức ăn gây khó tiêu. 

Điều trị bệnh sốt phát ban 
Điều trị bệnh sốt phát ban

Có thể bạn quan tâm:

Lưu ý cho trẻ khi bị sốt phát ban 

Về nơi ở, người bị bệnh không nên ở trong phòng quá chật chội, hoặc kín đáo. Việc nghỉ ngơi trong một căn phòng thoải mái, thoáng mát có và nhiều ánh sáng mặt trời sẽ giúp cho tinh thần thêm thoải mái và không gian không bị bí sẽ giúp cho người nhanh khỏi bệnh sốt phát ban hơn, hạn chế việc virus phát triển. 

Người bị bệnh nên thận trọng trong việc dùng nước, đặc biệt là việc tắm rửa cho trẻ em. Bởi vì trong và ngay sau khi hết sốt, cơ thể của bé rất yếu. Vì thế việc tiếp xúc với nước sẽ dễ khiến cho trẻ nhỏ bị cảm lạnh hoặc dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn. 

Trẻ em không nên đến nơi quá đông người, không nên mặc quần áo chật, bó sát vào người. Nhất là trong quá trình bị bệnh, người bệnh ăn mặc quần áo rộng để cơ thể thoải mái hơn, dễ vận động hơn. 

Người lớn nên hạn chế cho bé tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa, các chất hóa học độc hại, những môi trường nhiều khói bụi những không nên đưa trẻ đến để tránh mắc nhiều bệnh khác. 

Kết luận 

Sốt phát ban là một loại bệnh do virus gây nên nhưng chúng không làm cho trẻ nguy hiểm quá nhiều. Tuy nhiên, trẻ em trong quá trình bị bệnh cũng cần được chăm sóc tốt để có thể thuyên giảm nhanh hơn và phục hồi cơ thể tốt hơn. 

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT