Sốt phát ban là do siêu vi HHV6 (Human Herpes 6) hoặc HHV7 (Human Herpes 7) gây ra khiến người bệnh sốt cao và nổi ban đào. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh chính do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện. Tuy nhiên những người lớn không có miễn dịch hoặc miễn dịch kém cũng có khả năng lây nhiễm sốt phát ban. Một thắc mắc được nhiều người tìm hiểu rất nhiều đó là sốt phát ban có lây không?
Sốt phát ban có lây không?
Sốt phát ban có lây không? Thực chất, sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm, nó dễ dàng lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp hoặc nước bọt của người bệnh. Hoặc bệnh cũng có thể lây lan khi chạm vào đồ chơi, vật dụng cá nhân chứa virus do người bệnh để lại.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Sốt phát ban kiêng gì để giúp trẻ mau hết bệnh và hồi phục
- Triệu chứng của sốt phát ban thường thấy ở trẻ nhỏ
- Cách điều trị sốt phát ban hiệu quả tại nhà cho gia đình
Nhưng không giống với bệnh thủy đậu hay bệnh sởi, sốt phát ban hiếm khi gây bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng vì nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm.
Virus gây bệnh sốt phát ban là virus thông thường, được gọi là HHV-6. Nó không gây nên lở miệng hay mụn rộp sinh dục. Việc mẹ mang thai và truyền nhiễm virus cho thai nhi là rất hiếm gặp vì hầu hết phụ nữ mang thai (khoảng 96%) miễn dịch với HHV-6. Trẻ em trong bụng mẹ cũng ít có nguy cơ mắc bệnh này, bởi chúng thường nhận được kháng thể bảo vệ khỏi nhiễm trùng từ người mẹ. Nhưng khả năng miễn dịch sẽ giảm theo thời gian, chính vì thế trẻ ở độ tuổi 6-24 tháng dễ bị mắc bệnh này.
Mặc dù hiếm gặp nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc sốt phát ban nếu họ chưa từng nhiễm HHV-6 khi còn nhỏ. Tuy nhiên, sốt phát ban ở người lớn thường không nghiêm trọng.
Triệu chứng sốt phát ban ở người lớn
Thời gian ủ bệnh sốt phát ban ở người lớn có thể kéo dài đến 2 tuần và kéo dài 6 – 9 tuần khi có triệu chứng. Các triệu chứng của sốt phát ban bao gồm:
Sốt cao: Người bệnh sốt phát ban có thể bị sốt trên 39 độ C cùng với những biểu hiện khác như sổ mũi, đau đầu, ho, viêm kết mạc…
Phát ban: Vùng ban giống như các nốt mẩn đỏ trên da có màu hồng nhạt hoặc đốm, có thể nổi cộm hoặc phẳng. Nốt ban xuất hiện nhiều ở ngực, bụng, lưng, cánh tay, chân. mặt… Các nốt ban có thể lặn sau vài tiếng hoặc kéo dài đến vài ngày.
Sưng hạch: Sốt phát ban ở người lớn có thể làm sưng hạch ở vùng cổ, quai hàm do hệ miễn dịch phản ứng với virus xâm nhập vào cơ thể.
Các triệu chứng khác: Người bệnh sốt phát ban có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược, tiêu chảy nhẹ, mất nước, sưng mí mắt, viêm họng, đau tai, ho, sốt cao co giật… Khi có dấu hiệu bệnh chuyển nặng, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ em
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh đậu mùa nguy hiểm như thế nào cho người nhiễm?
- Bệnh Sởi – Phải làm sao để phòng tránh và điều trị tốt?
Đối tượng là trẻ nhỏ càng dễ lây nhiễm nhất. Khi trẻ bị bệnh ho, hắt hơi, sổ mũi các tia nước bọt bị bắn ra sẽ lây sang cho trẻ khác. Con đường lây nhiễm này cũng là nguyên nhân phổ biến nhất. Môi trường lây nhiễm thường là trong gia đình, nhà trẻ, siêu thị, khu vui chơi giải trí,.. Vì thế nếu trẻ bị sốt phát ban cha mẹ nên hạn chế cho con đến những nơi này để dịch sốt phát ban được hạn chế lây lan.
Sốt phát ban ở trẻ em là tình trạng thân nhiệt của trẻ cao hơn bình thường (sốt) và xuất hiện những đốm nhỏ (phát ban). Nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách, trẻ bị sốt phát ban sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại biến chứng. Các dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ nhỏ bao gồm:
Trẻ sốt cao, có thể trên 39 độ C kèm các triệu chứng như: đau họng, ho, chảy nước mũi. Sốt thường biểu hiện sau 1 – 2 tuần kể từ khi trẻ mắc bệnh và kéo dài từ 3 – 5 ngày.
Sau khi trẻ bị sốt, các nốt ban xuất hiện giống như những đốm nhỏ hoặc sưng lên. Thông thường các vết ban có màu hồng hoặc đốm, một số đốm ban có vòng màu trắng bao quanh. Các nốt ban lan rộng từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ, cánh tay. Chúng có thể biến mất sau vài ngày và không gây ngứa cho trẻ.
Các triệu chứng khác: Ngoài hai dấu hiệu cơ bản là sốt và phát ban đặc trưng, Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có thể gây ra một số triệu chứng khác như: sưng mắt, tiêu chảy, mệt mỏi, biếng ăn, sổ mũi….
Trên đây là những thông tin về bệnh sốt phát ban có lây không? Cũng như các dấu hiệu nhận biết về bệnh để giúp các bạn phòng tránh cho mình và người thân trong gia đình.
Tổng hợp: thiennhien4mua.net