Đậu bắp là một trong những loại thực phẩm trong bữa ăn thường ngày. Không chỉ có hương vị thơm ngon, độ nhớt đặc trưng, đậu bắp còn được xem là vị thuốc quý, tốt cho sức khỏe. Vậy tác dụng của đậu bắp là gì? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
1. ĐẬU BẮP LÀ GÌ?
Đậu bắp còn có các tên khác như mướp tây, bắp còi, bông vàng, thảo cà phê, gôm… Nó thường được trồng ở các vùng ôn đới, nhiệt đới. Ở nước ta, đậu bắp chủ yếu được trồng ở miền Nam.
Tham khảo thêm:
- Cách làm đậu bắp xào thịt bò xanh giòn ngon nhất
- Cách làm đậu bắp xào tỏi cực tốt cho người bị xương khớp
- 11 món ngon từ đậu bắp khiến cả nhà mê mẩn, tham khảo ngay
Quả đậu bắp có thể dài tới 20cm, màu xanh lá, có các đường gân dọc thân và cách đều nhau. Bên trong quả có nhiều hạt màu trắng. Đậu bắp có hương vị thơm ngon và độ nhớt đặc trưng.
2. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA ĐẬU BẮP
Đậu bắp chứa nhiều vitamin, khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu đối với cơ thể. Trong 100g đậu bắp sống chứa 33 kcal, 7g carbs, 3g chất xơ và 2g protein. Đậu bắp cũng chứa vitamin A, C, K, B6, magie, folate… Nó còn có một số vi chất như: oxalate, solanine, fructan…
3. CẬP NHẬT MỚI NHẤT 18 TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA ĐẬU BẮP
Ít người biết rằng loại quả nhỏ bé này lại mang trong mình nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Danh sách 18 công dụng của đậu bắp dưới đây chắc hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ.
3.1. Chữa ho, viêm họng
Nước đậu bắp được xem là vị thuốc bình dân giúp trị đau họng và ho. Tác dụng của đậu bắp với trẻ em chính là việc giảm ho khò khè ở trẻ. Vì nó có tính kháng khuẩn và khử trùng tốt. Bạn có thể sắc đậu bắp khô lấy nước uống thay trà hoặc súc miệng hàng ngày. Đối với trẻ em chỉ dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
3.2. Trị hen suyễn
Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong đậu bắp sẽ là “trợ thủ” đắc lực giúp bạn cải thiện tình trạng hen suyễn. Thường xuyên ăn và uống nước ép đậu bắp sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu do hen suyễn gây ra.
3.3. Tốt cho mắt
Sở dĩ đậu bắp có thể cải thiện sức khỏe đôi mắt là do nó có chứa vitamin A và carotene. Trong mỗi 100g đậu bắp chứa tới 52mg vitamin A và 310mg caroten. Nhờ đó nó giúp tăng thị lực cho mắt. Bên cạnh đó, nó cũng giúp phòng ngừa nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể.
3.4. Phục hồi sức khỏe sau khi tập thể dục
Chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng, đậu bắp đã trở thành một lựa chọn trong thực đơn của những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bổ sung đậu bắp vào chế độ ăn giúp bạn có thể tập luyện lâu hơn và phục hồi nhanh hơn sau khi tập.
3.5. Giảm căng thẳng
Tác dụng của hạt đậu bắp đã được chứng minh là giúp tinh thần thư thái hơn. Vì chiết xuất từ hạt của đậu bắp có thể chống lại stress.
3.6. Làm đẹp da
Tác dụng của đậu bắp với da là hỗ trợ điều trị mụn trứng cá và các bệnh ngoài da. Pectin trong đậu bắp sẽ tăng cường độ đàn hồi cho da. Đây chính là lý do khiến đậu bắp được nhiều chị em yêu thích. Tăng cường đậu bắp vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có làn da mịn màng, tươi sáng. Bên cạnh đó, bạn có thể rửa sạch và nghiền nát đậu bắp để đắp mặt nạ. Nên duy trì đắp mặt nạ đậu bắp 2 lần/tuần.
3.7. Tác dụng của đậu bắp với bà bầu
Tác dụng của đậu bắp đối với phụ nữ được thể hiện rõ rệt trong thời kỳ mang thai. Hàm lượng acid folic và vitamin C trong đậu bắp giúp ngăn ngừa khuyết tật thai nhi. Do đó, sử dụng đậu bắp sẽ góp phần đem tới một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu bắp mà chỉ nên ăn một lượng nhỏ.
3.8. Cải thiện sinh lý nam giới
Không chỉ tốt cho phụ nữ, tác dụng của đậu bắp với nam giới cũng rất đáng lưu tâm. Đậu bắp chứa dạng glucide phức polysaccharide và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Chúng giúp tăng cường bơm máu tới dương vật, hỗ trợ chữa trị rối loạn cương dương. Bởi vậy, nhiều nam giới vẫn coi đậu bắp là “thần dược” giúp cải thiện sinh lý phái mạnh.
3.9. Tác dụng của đậu bắp trong giảm cân
Lợi ích của đậu bắp còn phải kể tới việc giảm cân. Bạn hoàn toàn có thể thêm đậu bắp vào thực đơn ăn kiêng của mình. Bởi nó có lượng calo thấp cùng lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan dồi dào.
3.10. Phòng ngừa thiếu máu
Nhắc tới tác dụng của quả đậu bắp không thể quên phòng ngừa thiếu máu. Đậu bắp rất giàu vitamin K, vitamin B, sắt, kẽm, kali, mangan và magie… Đây đều là những chất quan trọng giúp tạo ra tế bào hồng cầu trong cơ thể. Vì vậy, nếu bạn ăn đậu bắp trong bữa ăn hoặc uống nước ép từ nó thì sẽ không phải lo lắng về nguy cơ bị thiếu máu.
3.11. Giảm cholesterol xấu
Là một loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan nên đậu bắp giúp giảm cholesterol hiệu quả. Trong quá trình tiêu hóa, chất nhầy của đậu bắp sẽ liên kết với cholesterol để đào thải ra ngoài cơ thể thay vì hấp thụ. Chỉ số cholesterol trong máu giảm sẽ góp phần bảo vệ hệ tim mạch.
3.12. Có lợi cho não bộ
Tốt cho não bộ là một tác dụng đậu bắp mà ít người biết tới. Sở dĩ nó có tác dụng này là nhờ chất polyphenol giúp chống viêm, cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa.
3.13. Trị táo bón
Trị táo bón là một trong các tác dụng của trái đậu bắp nhờ lượng chất xơ dồi dào. Hoạt động tương tự như một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, đậu bắp sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, chất nhầy dính trong đậu bắp sẽ thúc đẩy sự phát triển của vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Từ đó cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa.
3.14. Tác dụng của đậu bắp với người bị tiểu đường
Đậu bắp chứa một số chất tương tự insulin có tác dụng giảm lượng đường trong máu. Vì vậy, uống nước ép đậu bắp sẽ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Người bệnh cũng có thể bổ sung đậu bắp vào thực đơn hàng ngày.
3.15. Hỗ trợ điều trị bệnh thận
Ăn đậu bắp góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh thận. Đậu bắp hỗ trợ tốt cho hoạt động của thận, tăng khả năng thải lọc của thận.
3.16. Hỗ trợ điều trị loãng xương
Loại quả này chứa một lượng lớn vitamin K và folate. Đây được xem là “cứu tinh” đối với sức khỏe hệ xương khớp nhờ tác dụng tăng mật độ xương, phòng ngừa loãng xương. Tác dụng của đậu bắp với bệnh xương khớp còn đến từ chất nhầy trong đậu bắp khi nó giúp bôi trơn khớp.
3.17. Phòng chống ung thư
Như trên đã đề cập, đậu bắp chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do – một trong những nguyên nhân gây ung thư. Lectin trong đậu bắp cũng có khả năng làm giảm tốc độ tăng trưởng của các tế bào ung thư.
3.18. Tăng cường hệ miễn dịch
Nước ép đậu bắp chứa một lượng vitamin C và chất chống oxy hóa lớn. Bởi vậy, nó rất tốt cho chức năng hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây cảm lạnh và cúm thông thường.
4. ĐỐI TƯỢNG KHÔNG NÊN DÙNG ĐẬU BẮP
Tuy đậu bắp mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những tác dụng phụ của đậu bắp khiến nó trở nên không phù hợp với một số đối tượng.
– Người bệnh sỏi thận: Do trong đậu bắp chứa nhiều oxalate sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
– Bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu: Hàm lượng vitamin K lớn trong đậu bắp sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
– Người bị viêm khớp: Loại thực phẩm này chứa solanine có thể gây viêm và đau khớp kéo dài với tỷ lệ nhỏ.
– Người bị hội chứng ruột kích thích hoặc gặp vấn đề về đường ruột: Đậu bắp có hàm lượng fructan cao, dễ gây tiêu chảy.
– Người bệnh tiểu đường đang dùng thuốc metformin: Đậu bắp tuy có thể ổn định đường huyết nhưng nó làm giảm dược tính của thuốc metformin trị bệnh tiểu đường.
Có thể bạn quan tâm:
- Bắp cải – Những công dụng tuyệt vời của loài cây này
- Quả mận Bắc có đặc điểm gì? Bật mí tác dụng của mận Bắc
5. CÁCH CHỌN, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN ĐẬU BẮP
Để đảm bảo hàm lượng dưỡng chất và an toàn đối với sức khỏe, bạn cần lưu ý tới cách lựa chọn và chế biến đậu bắp. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
– Chọn đậu bắp có màu xanh thẫm, độ dài vừa phải, cuống không bị thâm. Bề mặt đậu bắp bóng đẹp, có lớp lông mao mỏng bao quanh. Tránh mua quả quá non, bị dập.
– Nếu muốn để lâu khi mua đậu bắp về hãy để vào túi đựng thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh.
– Không cần phải gọt vỏ hay bỏ hạt khi chế biến đậu bắp.
– Có thể chế biến đậu bắp theo nhiều cách như: luộc, nấu canh, xào, nướng… Thậm chí, bạn có thể ăn sống hoặc ép lấy nước để uống.
– Nấu ở nhiệt độ thấp, không nấu quá chín để lưu giữ được nhiều nhất dưỡng chất.
6. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
– Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng
– Đậu bắp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Tuyệt đối không ăn uống đậu bắp nếu đã từng dị ứng với loại thực phẩm này hoặc thuộc nhóm đối tượng không nên dùng. Các biểu hiện của dị ứng với đậu bắp có thể là ngứa, sưng tấy quanh miệng.
– Trong quá trình sử dụng nếu cơ thể xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào hãy ngưng dùng ngay và thông báo với bác sĩ.
– Không ăn uống quá nhiều đậu bắp vì bất kỳ dạng lạm dụng nào cũng phản tác dụng.
Trên đây là 18 tác dụng của đậu bắp đối với sức khỏe. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không tìm mua đậu bắp ngay và chế biến thật nhiều món ăn ngon để gia đình thưởng thức. Đừng quên những lưu ý quan trọng khi sử dụng đậu bắp trên để mang lại hiệu quả tốt nhất đối với sức khỏe của bản thân và gia đình! Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy chat với chuyên gia của chúng tôi.