Home Cây cảnh Cây tầm gửi - Đặc điểm và những công dụng tuyệt vời

Cây tầm gửi – Đặc điểm và những công dụng tuyệt vời

Cây tầm gửi sống bám vào những cây chủ khác, tuy là loài cây sống ký sinh nhưng lại mang đến nhiều công dụng tuyệt vời. Từ xa xưa, người ta đã ứng dụng loại cây này để chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Hiện nay, tầm gửi đã được khoa học công nhận và nghiên cứu rộng rãi. Hãy cùng tìm hiểu về những đặc điểm và những lợi ích từ loài cây này qua bài sau nhé!

Cây tầm gửi là gì? Đặc điểm tầm gửi như thế nào?

Cây tầm gửi là loài thực vật có hoa nằm trong họ Tầm, đây là cây bán ký sinh trên những loại cây thân gỗ khác. Loài cây có lá xanh và có thể tự quang hợp với bộ rễ sống bám chặt vào vỏ thân cây chủ để có thể cố định và sinh trưởng phát triển khoẻ mạnh.

Tầm gửi thường sống ký sinh trên những loại cây khác như cây gạo, cây khế, cây mít, cây bưởi,..Tuỳ thuộc vào cây chủ, tầm gửi sẽ có những đặc điểm về dược tính riêng biệt. Cây thuộc dạng thực vật thân leo và rễ cây tầm gửi thường bám sâu vào cây chủ để có thể hút được các chất dinh dưỡng. Cành tầm gửi rất giòn có nhiều đốt và khá trơn. 

Lá tầm gửi mọc đối xứng hoặc có thể mọc thành cụm có vài ba lá một chỗ rất trơn bóng, thường có hình lưỡi má hoặc hình bầu dục rất dễ nhận dạng. Hoa của tầm gửi là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính, tùy thuộc vào từng loại. Hoa thường sẽ mọc ở các kẽ lá, theo dạng chùm, tán, bông. Hoa có các lá bắc khá nhỏ, nhìn khá là giống với đài hoa. 

Tràng hoa tầm gửi có thể tiêu biến hoặc có thể tách rời, thường thì chúng sẽ tiêu biến. Hạt của cây tầm gửi một chất lỏng bên ngoài, đây chính là một đặc điểm tự nhiên khiến cây có thể bám dễ dàng vào cây chủ.

Đây là loài cây đặc biệt thường ký sinh trên những cây gỗ lớn
Đây là loài cây đặc biệt thường ký sinh trên những cây gỗ lớn

Phân bổ và thu hái tầm gửi như thế nào?

Có thể dễ dàng tìm thấy cây tầm gửi ở nhiều tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Cây thường phân bổ ở các tỉnh trung du miền núi đến đồng bằng. Trong đó chúng sẽ mọc chủ yếu trên những cây khác nhau và cũng sẽ được đặt tên theo cây chủ như tầm gửi gạo, tầm gửi mít, tầm gửi dâu tằm,..Theo các chuyên gia, hầu hết các bộ phận trên tầm gửi đều có thể được dùng để làm thuốc. 

Tuy nhiên, để sử dụng dược liệu đạt hiệu quả cao nhất, người ta sẽ chọn những loại cây to, dày và xanh, không bị mục nát. Những cây lá nhỏ, vàng thường có dược tính kém hơn nên thường không được chọn. Nhờ đặc tính sống ký sinh nên cây tầm gửi có thể phát triển mạnh mẽ quanh năm và không bị rụng lá vào mùa đông. 

Vì vậy, việc thu hái loài cây này được diễn ra vào tất cả các mùa trong năm. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, thời điểm thích hợp nhất để thu hái tầm gửi chính là mùa hè vì lúc này cây phát triển mạnh mẽ và đảm bảo dược tính cao nhất. Sau khi thu hái, tầm gửi sẽ được sơ chế sạch sẽ, cắt nhỏ rồi đem phơi khô hoặc sấy để có thể dùng dần. 

Tầm gửi thường mọc ở nhiều tỉnh thành ở nước ta
Tầm gửi thường mọc ở nhiều tỉnh thành ở nước ta

Phân loại tầm gửi

Tầm gửi thường sẽ mọc ở nhiều nơi và sống ký sinh trên những loại cây khác nhau, vì vậy người ta thường gọi loại thảo dược này theo những tên gọi khác nhau, như sau:

Tầm gửi mọc trên cây mít

Cây tầm gửi này có công dụng rất tốt trong việc lợi sữa cho những phụ nữ sau khi sinh con. Đồng thời, còn chống tiêu chảy cho trẻ nhỏ, ngăn ngừa được bệnh sốt rét, giúp mát gan, bổ thận rất hiệu quả. Để có thể sử dụng tầm gửi trên cây mít người ta thường tiến hành ngâm rượu uống để cải thiện sức khoẻ và tăng hương vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, tầm  gửi trên cây mít khi kết hợp với hoa bồ công anh, khôi nhung và chè dây có thể giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày rất tốt.

Tầm gửi trên cây dâu tằm

Loài cây tâm gửi sống ký sinh trên cây dâu tằm có tác dụng lợi quan tiết, khử phong thấp, chữa cao huyết áp, đồng thời giúp an thai, mạnh gân cốt, bổ can thận. Ngoài ra loại thảo dược này có thể dùng để ngăn ngừa một số căn bệnh nguy hiểm giúp cải thiện sức khỏe của người dùng.

Tầm gửi trên cây bưởi

Là cây sống ký sinh trên thân cây bưởi, thường được sử dụng để điều trị các bệnh về xương khớp như: Khô khớp, viêm khớp, thoái hóa khớp,.. Ngoài ra, tầm gửi bưởi cũng có thể dùng để chữa chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ợ chua, chướng hơi.

Tầm gửi trên cây gạo

Loại tầm gửi này có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh và cải thiện sức khỏe. Theo nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra cây tầm gửi gạo có khả năng trị chứng đái đục, đái buốt và sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm cầu thận cấp và mãn tính rất hiệu quả. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng chống viêm hiệu quả nên có thể điều trị một bệnh ngoài da rất tốt.

Tầm gửi trên cây hồng

Tầm gửi hồng là loại cây được đánh giá rất cao về tác dụng chữa bệnh. Trong đông y, loài tầm gửi này thường được sử dụng để điều trị các bệnh ho khan, ho có đờm, ho gió. Ngoài ra, khi kết hợp thảo dược này với các vị thuốc khác như trần bì, bạch bì, xạ can, mạch môn có thể điều trị được rất nhiều các căn bệnh khác liên quan đến tai mũi họng hiệu quả.

Tuỳ vào cây sống ký sinh mà tầm gửi chia thành nhiều loại khác nhau
Tuỳ vào cây sống ký sinh mà tầm gửi chia thành nhiều loại khác nhau

Tác dụng của tầm gửi trong y học cổ truyền và hiện đại

Tầm gửi có công dụng như thế nào là câu hỏi của nhiều người bệnh khi tìm hiểu về loài cây này. Cây tầm gửi có nhiều công dụng trong Đông y và y học truyền thống. Cụ thể loại thảo dược này được ứng dụng như sau:

Tác dụng của tầm gửi trong Đông y

Theo Đông y, loài cây này có vị hơi ngọt, đắng, mùi thơm, tính bình, được quy vào 2 kinh là thận và can. Loài thảo dược này có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe, giải độc, làm mát gan, thanh nhiệt, chỉ thống, bổ xương, mạnh cốt, đồng thời giúp tiêu viêm rất hiệu quả. Vì vậy, loài cây này thường được sử dụng để chủ trị đau nhức xương khớp, viêm cầu thận, sỏi tiết niệu, điều trị huyết áp cao, phong tê thấp,…

Tác dụng của tầm gửi trong trong y học hiện đại

Cây tầm gửi được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian lâu đời, nhưng chỉ đến khi y học hiện đại nghiên cứu và phát triển tìm ra những hoạt chất có trong loại cây này, thì những tác dụng tuyệt vời của tầm gửi mới được hé lộ hoàn toàn. Cụ thể trong tầm gửi có Catechin một hoạt chất chính có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành sỏi canxi, hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu,…

Một số thành phần hóa học như alpha-tocopherol, afzeline, catechin, trans-phytol, có trong tầm gửi giúp chống oxy hóa từ đó giúp bảo vệ hệ tim mạch và giảm các nguy cơ đột quỵ hiệu quả. Ngoài ra, tầm gửi còn có tác dụng chống viêm nhiễm cực kỳ tốt. 

Theo như các nghiên cứu khoa học, cây tầm gửi có tác dụng chống viêm với 20g/ kg trọng lượng có hiệu quả tương đương với việc dùng thuốc Aspirin ở liều 150mg/ kg trọng lượng. Ngoài ra trong thảo dược này cong có các hoạt chất có khả năng điều hoà miễn dịch và chống oxy hoá.

Cây tầm gửi được ứng dụng trong Đông y và y học hiện đại
Cây tầm gửi được ứng dụng trong Đông y và y học hiện đại

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những thông tin về đặc điểm và những công dụng hết sức tuyệt vời của loài cây tầm gửi. Tuy là loài cây ký sinh những tầm gửi là loại thảo dược hết sức quý giá giúp chữa được rất nhiều bệnh.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT