Home Cây cảnh Cây măng cụt - Đặc điểm và công dụng tuyệt vời cho...

Cây măng cụt – Đặc điểm và công dụng tuyệt vời cho sức khỏe

Cây măng cụt được xem là nữ hoàng của các loại trái cây nhiệt đới bởi hình dáng đẹp mặt cùng hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Đây không chỉ là loại trái cây quen thuộc mà còn được sử dụng làm dược liệu để điều trị một số bệnh trong Đông Y. Trong bài viết dưới đây, sẽ giới thiệu về đặc điểm, công dụng và những cách dùng dược liệu của loại trái cây này.

Cây măng cụt là gì?

Cây măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana, đây là một loài cây họ Bứa có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á nhiệt đới. Ở nước ta cây được trồng rất nhiều ở khu vực miền Nam, Đông Nam Bộ và ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Đặc điểm hình thái và sinh thái của măng cụt

Cây măng cụt là một loại cây cao to có thể đạt đến chiều cao từ 20 đến 25m với lá dày, dài, có màu lục sẫm và  hình thuôn dài. Hoa măng cụt thường cụm lại từ 3 đến 9 hoa có lá bắc. Quả măng cụt có hình hình  cầu, to bằng một quả cam nhỏ, với lớp vỏ ngoài màu tím dày và cứng bên trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp, phần phía dưới có lá dài, phần phía đỉnh có đầu nhụy. 

Ruột của quả măng cụt trắng ngà và chia thành nhiều múi nhỏ có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm rất thu hút. Trong một quả có từ 6 đến 18 hạt, quanh các hạt có áo hạt trắng, ăn rất ngọt thơm ngon. Cây măng cụt thường dễ trồng và chăm sóc nên được trồng rất rộng rãi ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Cây có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là loại đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, có thể thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. 

Măng Cụt là loại cây ăn trái đòi hỏi khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao ẩm độ cao và lượng mưa dồi dào. Loại cây này không thể phát triển trong  vùng quá khô hoặc quá ẩm. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng tốt là khoảng 25 đến 35 độ C và độ ẩm trong không khí thấp nhất là 80%.

Đây là loài cây dễ trồng và chăm sóc nên được trồng khá phổ biến
Đây là loài cây dễ trồng và chăm sóc nên được trồng khá phổ biến

Các loại măng cụt phổ biến hiện nay

Cây măng cụt có nhiều loại mỗi loại sẽ có hình dáng và hương vị đặc trưng khác nhau. Ở nước ta, có hai loại măng cụt được biết đến nhiều nhất là măng cụt Lái Thiêu ở Bình Dương và măng cụt nhập khẩu từ Thái Lan.

  • Măng cụt Lái Thiêu: Thường có cuống khá to, hình bầu tròn và vỏ có màu tím sẫm, hương vị chua chua ngọt thanh rất kích thích vị giác.
  • Măng cụt Thái Lan: Loại này có cuống nhỏ nhưng dày hơn, vỏ màu nâu da cam có vị ngọt đậm và múi mềm, dễ nhai.

Về đến Bình Dương bạn muốn thưởng thức những quả măng cụt ngon nhất thì hãy đến đến xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng. Nơi đây với điều kiện thổ nhưỡng rất ưu ái cho ra những quả măng cụt hương vị vô cùng thơm ngon, mọng nước, vị ngọt thanh dịu và từng múi giòn tan ăn đầy hấp dẫn. 

Cây măng cụt thường bắt đầu cho thu hoạch trái vào từ tháng 4 đến tháng 6 tuỳ vào thời tiết ở mỗi năm cây sẽ bắt đầu chín sớm hay muộn. Tuy nhiên, măng cụt sẽ ngon nhất vào thời điểm giữa tháng 6 dương lịch hàng năm. Lúc này, quả đỏ ối, tròn đầy và ngọt thơm.

Có hai loại phổ biến là măng cụt Lái Thiêu và măng cụt Thái Lan
Có hai loại phổ biến là măng cụt Lái Thiêu và măng cụt Thái Lan

Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây măng cụt

Cây măng cụt là loại cây ăn trái cho giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao nên được trồng rất phổ biến ở nước ta. Cụ thể cây trồng này có những tác dụng và giá trị dinh dưỡng như sau:

Tác dụng của măng cụt

Măng cụt có thể dùng để ăn tươi trực tiếp có tác dụng chống mệt mỏi, giảm huyết áp, giảm hơi thở có mùi và giữa cân bằng trong dạ dày. Ngoài ra, sử dụng loại trái cây này thường xuyên còn có tác dụng giúp hưng phấn tinh thần, có lợi cho hệ thần kinh, cải thiện làn da và giảm lượng cholesterol. 

Quả măng cụt còn được sử dụng để làm dược liệu có công dụng chống viêm, kháng vi khuẩn, chữa bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, chữa vết thương ngoài da, Chống và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, ức chế dị ứng, làm giãn phế quản trong việc điều trị hen suyễn,.. Các chị em còn có thể sử dụng để chế biến thành những ly sinh tố thơm ngon và bổ dưỡng, lại có thể làm đẹp da.

Hàm lượng dinh dưỡng của măng cụt

Trong 100 gram phần thịt ăn được của quả măng cụt tươi chứa đến 60 Calo; 0.6g chất đạm; 0.3g chất béo; 13g chất hữu cơ, 5g chất xơ; 0,01 đến 8 mg calcium; Sắt 0.6 mg; Phospho 0,02 đến 12,0 mg; B1 0,04 mg; vitamin C 1.5 mg…

Giá trị kinh tế măng cụt đem lại

Cây măng cụt là một cây ăn trái có giá trị kinh tế rất cao so với các loại trái cây khác. Thông thường giá của quả măng cụt có giá từ 40.000 đến 50.000 đồng một kg. Trồng măng cụt nếu đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu nước ngoài, thu hoạch sớm mỗi cây khoảng 80kg mang lại giá trị kinh tế rất tốt cho nhà vườn. 

Do cây măng cụt có tiềm năng rất lớn nên trung tâm cây ăn quả Long Định khuyến cáo người nông dân trồng măng cụt ở Lái Thiêu hay Chợ Lách cần áp dụng công nghệ mới và mở thêm diện tích để trồng mới để tăng thu nhập cho gia đình và làm giàu cho đất nước.

Cây măng cụt mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao
Cây măng cụt mang lại giá trị dinh dưỡng và kinh tế rất cao

Phương pháp trồng măng cụt hiệu quả

Cây măng cụt có giá trị kinh tế rất cao và thuộc dạng cây lâu năm. Về phong thuỷ, gia đình nào sở hữu cây ăn trái này ở trước sân cũng rất tốt cho nhà  cửa lúc nào cũng tràn đầy sinh khí và thịnh vượng. Cùng tìm hiểu về phương pháp trồng và chăm sóc măng cụt như thế nào để đạt hiệu quả cao:

Về kỹ thuật trồng cây măng cụt

Trước hết để trồng cây bạn cần thiết kế vườn theo đường đồng mức để tiện lợi cho việc trồng và chăm sóc, thu hoạch. Tuỳ thuộc vào diện tích vườn trồng để có thể thiết kế vườn cây sao cho hợp lý với mất độ trồng là 100 cây/ha. Về kỹ thuật đào hố cần đào hố với kích thước là 60cmx60cmx60cm, trong quá trình đào hố cần để riêng các lớp đất nằm ở dưới và đất mặt, không nên để lẫn lộn. 

Sau đó, trộn cùng với 20kg phân hữu cơ hoai mục và lớp đất mới và bỏ xuống dưới hố, còn phần đất ở dưới hố thì đắp lên trên. Bón phân lót từ 0,5 đến 1kg phân vôi, từ 150 gram NPK, 15kg phân hữu cơ hoai mục. Đảo thật đều với đất, tưới nước để giữ ẩm cho đất và chờ sau 25 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây măng cụt có điều kiện tốt nhất để phát triển và tăng khả năng chống lại các loại sâu bệnh hại.

Cách chăm sóc cây măng cụt

Nên tưới nước cho cây măng cụt ở giai đoạn cây con phải tưới thật đầy đủ, nhất là những mùa khô để cây phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng tốt vì nếu thiếu nước cây có thể bị héo, còi cọc thâm chí là bị chết. Giai đoạn cây ra hoa và kết quả trước khi cây ra hoa và giai đoạn phân hoá mầm hoa, măng cụt cần khô hạn khoảng 17 ngày. 

Khi quả lớn cần độ ẩm cao từ 70 đến 90%, nếu cây thiếu nước quả sẽ bị rụng và cho quả nhỏ giảm chất lượng và năng suất. Khi quả sắp chín yêu cầu về độ ẩm khoảng từ 50 đến 60% và nếu độ ẩm quá cao sẽ làm giảm chất lượng của quả chín.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng cụt không hề khó
Kỹ thuật trồng và chăm sóc măng cụt không hề khó

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là những thông tin về đặc điểm cùng giá trị kinh tế và dinh dưỡng của cây măng cụt. Ngoài ra, bạn sẽ biết thêm về kỹ thuật trồng và chăm sóc loại cây ăn quả này để đạt năng suất và chất lượng tốt nhất.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

PHỔ BIẾN NHẤT