Cây chó đẻ rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam vì ta có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở bất cứ đâu. Đối với nhiều người, loài cây này chỉ đơn thuần là một loại cỏ dại mọc lan tràn ở những cánh đồng, bãi đất trống hoặc ven đường nào đó. Thế nhưng, nó còn chứa đựng nhiều thành phần rất có ích trong một số lĩnh vực khác.
Cây chó đẻ có những đặc điểm gì?
Cây chó đẻ hay còn được gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu,… là loài cây thuộc họ Thầu dầu, tên khoa học của nó là Phyllanthus urinaria L. Sở dĩ người ta gọi nó là chó đẻ là bởi từ xưa, nhiều người đã quan sát thấy chó mẹ sau khi sinh con thường tìm đến và ăn loài cây này.
Chó đẻ thuộc loại cây thân thảo, chiều cao nằm trong khoảng 30 đến 60cm, một số ít có thể cao đến 80 cm. Thân của chúng khá cứng và nhẵn. Các nhánh mọc so le từ thân tỏa ra xung quanh. Mỗi nhánh sẽ có rất nhiều lá nhỏ hình bầu dục mọc sít nhau thành hai dãy.
Hoa của cây chó đẻ cũng rất nhỏ, mọc giữa các kẽ lá. Quả của chúng mọc ở dưới các nhánh lá, có hình cầu và hơi dẹt. Thông thường hoa sẽ nở trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, sau đó sẽ ra quả vào khoảng tháng 7 đến tháng 11.
Do sức sống mạnh mẽ nên chó đẻ có thể sinh sôi và phát triển ở nhiều môi trường khác nhau. Dựa trên một số điểm, loài cây này cũng được phân chia ra làm nhiều loại với những cái tên khác nhau. Một số loại cây phổ biến mà hầu hết chúng ta đều đã bắt gặp như: diệp hạ châu đắng (khi nhai có vị đắng), diệp hạ châu ngọt (cây có thân màu đỏ) và diệp hạ châu Phyllanthus sp.
Công dụng của cây chó đẻ
Chó đẻ có rất nhiều công dụng mà khi nghe xong chắc chắn nhiều người sẽ cảm thấy rất bất ngờ như:
Thần dược chữa nhiều loại bệnh
Với rất nhiều thành phần hóa học có ích, cây chó đẻ có thể được chế biến để làm thuốc chữa trị rất nhiều loại bệnh. Các bộ phận của cây gồm thân, lá, quả đều được có thể được sử dụng. Sau khi cây được thu hoạch, người ta sẽ bỏ rễ, rửa sạch, băm nhỏ rồi tiến hành phơi khô, sau đó đem bỏ vào túi nilon, chai lọ đậy nắp thật kỹ để bảo quản.
Người ta dùng thuốc làm từ loài cây này sát trùng, khử viêm, khử độc,… Ngoài ta nó cũng có thể chữa mụn nhọt, chữa rắn cắn, hạ sốt, hay là dùng để chữa bệnh đái tháo đường, viêm đại tràng, viêm gan vàng da. Có 2 cách thức cơ bản để sử dụng loại thuốc này đó là sắc nước uống hoặc đắp bên ngoài da.
Cây chó đẻ giúp giảm cân
Bên cạnh công dụng để chữa trị các loại bệnh như trên, chó đẻ còn có thể giúp các chị em giảm cân hiệu quả. Nguyên nhân là bởi cây có chứa một số loại enzim và các hoạt chất tạo cảm giác no lâu cho người hấp thụ, khiến chúng ta không còn cảm giác thèm ăn và đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải mỡ qua đường bài tiết.
Vì thế, chúng ta có thể sử dụng loài cây này để giảm cân một cách an toàn mà vẫn vô cùng hiệu quả. Chỉ cần đem 100 gr diệp hạ châu đã được phơi khô sắc cùng 2l nước, kiên trì uống trong vòng 20 đến 30 ngày thì bạn sẽ thấy được tác dụng của nó.
Một số bài thuốc hay từ cây chó đẻ
Để có thể chữa bệnh từ diệp hạ châu, có rất nhiều bài thuốc đơn giản đã được nhiều người xưa sáng tạo ra và đạt được hiệu quả bất ngờ.
Bài thuốc chữa bệnh viêm gan
Các thành phần có trong bài thuốc chữa viêm gan bao gồm: 16g diệp hạ châu đắng, cùng với 16g nhân trần nam, 4g vỏ bưởi được phơi khô, hậu phác lấy 8g và thổ phục linh lấy 12g. Khi sử dụng bài thuốc này bệnh tình sẽ thuyên giảm vì nó giúp giải động, chống siêu vi.
Nếu bệnh nhân bị suy gan do uống rượu, sốt rét, nhiễm độc hoặc do nhiệt độ trong máu làm nổi mẩn mụn, có thể sử dụng bài thuốc gồm 12g cây chó đẻ cùng với 12g cam thảo đất và uống đều đặn mỗi ngày.
Bài thuốc chữa bệnh sạn mật, sạn thận
Không chỉ xuất hiện trong bài thuốc chữa bệnh viêm gan, suy gan, chó đẻ còn là thành phần trong bài thuốc chữa sỏi mật, sỏi thận. Chỉ cần sử dụng 24g diệp hạ châu đắng rồi sắc thuốc uống thì sẽ khắc phục được tình trạng đó. Hãy uống từ 8 đến 10g diệp hạ châu mỗi ngày bằng hình thức hãm để ngăn chặn tình trạng sỏi tái phát.
Bài thuốc chữa sốt rét
Căn bệnh sốt rét cũng có thể được khắc phục bằng bài thuốc từ diệp hạ châu. Lấy 16g chó đẻ đắng cùng với 12g thảo quả, 16g thường sơn, hạ khô thảo 12g, đinh lăng 12g và 8g binh lang để sắc thuốc uống, chắc chắn cơn sốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Tác hại khi sử dụng không đúng cách
Mặc dù là thần dược có thể chữa được rất nhiều loại bệnh, nhưng nếu chúng ta sử dụng nó không đúng cách, tai hại là điều rất khó tránh khỏi. Một số trường hợp cây chó đẻ có thể gây hại cho con người như:
Nguy hiểm tới người huyết áp thấp
Loại cây này có tính hàn rất nổi trội nên chúng rất nguy hiểm đối với người bị huyết áp thấp. Người huyết áp nếu sử dụng chúng có thể bị giảm lượng hồng cầu, gây nên một số tình trạng như nôn mửa, thiếu nước, huyết áp bị sụt giảm nhanh chóng.
Phá hồng cầu, suy giảm miễn dịch
Nếu sử dụng không đúng liều lượng, đặc biệt là quá liều, tình trạng nguy hiểm này rất có khả năng sẽ xảy ra. Mà tình trạng sẽ rất khó để nhận biết sớm mà khi nhận ra thì cũng đã quá muộn.
Làm xơ gan, teo gan
Mặc dù chúng được dùng để chữa bệnh suy gan, viêm gan, nhưng việc lạm dụng quá mức cũng sẽ gây tác dụng ngược lại, khiến cho người đang bị bệnh gan càng trở nặng hơn,còn đối với những người không có bệnh gan sẽ khiến cho gan bị suy giảm chức năng trầm trọng.
Cây chó đẻ gây vô sinh
Thêm một tác hại khác từ việc quá lạm dụng loại thảo dược này đó chính là dẫn đến vô sinh. Quá trình thụ thai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tính hàn có trong loài cây này.
Lưu ý khi sử dụng cây chó đẻ
Vì những tác hại trên, khi sử dụng loài cây này cần lưu ý:
Sử dụng đúng loại cây
Cây chó đẻ có 3 loại cây phổ biến đã được trình bày ở trên, mỗi một loại sẽ có những đặc tính khác nhau nên công dụng cũng khác nhau. Việc tìm hiểu và chọn đúng loại cho đúng hoàn cảnh là vô cùng quan trọng.
Không sử dụng quá lâu
Cho dù là thuốc hay thảo dược nào cũng đều cần có liều lượng thích hợp thì mới có hiệu quả. Vì thế, tránh sử dụng chúng trong khoảng thời gian quá lâu để ngăn chặn những tác dụng phụ không thể lường trước.
Không lạm dụng cây để giải nhiệt
Một số người thường đun nước loại cây này để uống vì nó có tính mát. Thế nhưng, nếu uống quá thường xuyên thì sẽ gây ra tác hại nên tốt nhất hãy hạn chế việc này.
Có thể bạn quan tâm:
- Lan đột biến và những câu chuyện ẩn dấu có thể bạn chưa biết
- Cây trầu bà – Lợi ích, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Kết luận
Cây chó đẻ xứng đáng với cái tên thần dược mà nhiều người đã đặt cho nó. Tuy nhiên, loài cây này chỉ phát huy tác dụng nếu như chúng ta thực sự hiểu rõ về tính chất và biết sử dụng chúng một cách đúng đắn. Qua bài viết này, mong rằng bạn đọc đã có thêm những kiến thức thú vị về cây diệp hạ châu.